Nhìn lại những điều hứa hẹn của nhà máy xi măng Quảng Phúc với bà con nhân dân xã Văn Hóa (Phần 1)

Họ đã đưa ra 11 điều hứa hẹn. Khi đọc hết những điều cam kết này, bà con ta không ngần ngại chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, yên tâm bàn giao và nhận đền bù và coi như đã lột được xác, bỏ lại đằng sau lưng cái lạc hậu, cái vất vả bao đời của người dân. Để có thể tận hưởng một cuộc sống “nhìn lên không bằng ai, nhưng nhìn xuống ít ai bằng”. Nhưng:

Góc nhìn của tác giả liên quan đến :"Làn gió mới đang về trên quê hương"
Những bài viết liên quan  (Quý độc giả bấm vào tiêu đề các bài để đọc)

1. Giúp việc ở Làng Lệ Sơn: Đêm trước đổi mới
2. Những cái mất và được khi nhà máy xi măng Quảng Phúc về tạo công ăn việc làm tại Hạ Trang (P1)
3. Những cái mất và được khi nhà máy xi măng Quảng Phúc về tạo công ăn việc làm tại Hạ Trang (P2)
4. Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù ( P1)
5. Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù (P2)
6. Chuyện về một thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (P1)
7. Kết quả của thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (P2)
8."Trượng mới về à ", một thuật ngữ biến tướng, lệch lạc ở Làng Lệ .


PHÓNG SỰ THỰC TẾ
(Kỳ 1)

 
Những lần về thăm quê gần đây, ai cũng thấy được nhiều sự đi lên đáng mừng của quê hương, nhưng khi được gặp gỡ và nghe qua câu chuyện xóm làng. Đâu đó lại rộ lên sự than vãn về những câu chuyện của nhiều “Cái mới” đang len lỏi vào cuộc sống vốn yên bình xưa nay của bà con quê nhà.
 

Khung cảnh yên bình xứ Lệ vốn có bao đời

Từ chuyện khó mua khó bán và “khó ăn” của các Mẹ, các Chị. Đến nước lấy vào cày cấy có màu khác lạ của các Anh, rồi cả sự khó chịu khó hiểu của các Cụ về những hứa hẹn cam kết của nhà máy sau khi đi vào hoạt động. Tất cả đó đang âm ỉ hàng giờ, hàng ngày trong nhận thức khác nhau của mỗi người dân quê.

Câu chuyện cứ tưởng như chỉ xuất hiện đâu đó, nhưng nó đã hiện hữu nơi đây, ống khói đã mọc lên. Xe cộ nối đuôi nhau trên những cung đường thoáng rộng. Một “tương lai tươi sáng” bao phủ lên khung cảnh quê nhà. Nó đã làm thay đổi từ suy nghĩ đến hành động, từ trong nhà cho đến ra ngoài xã hội. Rồi đây, con cháu chúng ta sẽ sung sướng ????. Cái hiện tại đang băn khoăn nên tương lai chưa dám nghĩ đến. Bởi:

 

"Công nghiệp đã về sẽ thay thế cuộc sống khốn khó của bà con lâu nay"

“Thoạt đầu địa điểm xây dựng nhà máy ở vùng đất Thanh Hà (Bố Trạch). Nhưng địa điểm này chưa ổn, lại phải dời ra Quảng Phúc. Tưởng đến đất “Quảng” sẽ yên ổn để thực hiện các bước tiếp theo, nhưng rồi ai ngỡ "đất bằng gây sóng gió", một lần nữa dự án phải di chuyển đến vùng đất  Văn Hoá”. Vùng đất trù phú có núi bao bọc và dòng sông Gianh êm đềm quanh năm soi bóng 99 chóp huyền thoại. Đó là làng cổ Lệ sơn, một làng đứng đầu bát danh hương của tỉnh.
Đến đây dự án mới thực sự "cắm sào". Để rồi đến hôm nay trong các văn bản chính thức vẫn là "hồn Trương Ba, da hàng thịt", cái tên của dự án là Dự án xi măng Quảng Phúc, mặc dầu Quảng Phúc chẳng còn dính dàng gì đến dự án này, nhưng được khoanh vùng: “Ngoại bất nhập”, và kèm theo 11 điều cam kết với những người dân lành của Văn Hóa, đến nay nhà máy đã đi vào hoạt động nhưng mới thực hiện chưa xong 1/4 điều hứa hẹn.

 

 
 "Dự án Nhà máy Xi măng Quảng Phúc do Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô xây dựng với công suất 5.000 tấn clinker/ngày với tổng nguồn vốn 3.941 tỷ đồng. Nhà máy lấy nguồn nguyên liệu từ mỏ đá vôi (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa). Dự kiến Nhà máy đóng điện sản xuất ngày 27/5/2013 và triển khai công tác đốt lò vào ngày 02/7/2013. Các hạng mục như cấp nước cho Nhà máy dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2013, mỏ đất sét Đồng Trại (xã Quảng Tiên, huyện Quảng Trạch) cũng đang được Công ty khẩn trương triển khai thực hiện. Ngày 12/7/2013, mẻ xi măng đầu tiên hoàn thành và Viện Nghiên cứu và Thiết kế xi măng Hợp Phì - Trung Quốc tiến hành bàn giao toàn bộ kỹ thuật, công nghệ cho Nhà máy Xi măng Quảng Phúc tiếp quản vào đầu tháng 10/2013".
Như vậy, sau khi nhà máy đi vào hoạt động tại Văn Hóa. Nhà máy khai thác Clinker Văn Hóa tại thôn Xuân Hạ. Hạ Trang chính thức đã có tên. NHÀ MÁY KHAI THÁC CLINKER VĂN HÓA. Một nguồn "khai thác" vật liệu chính trong việc làm nên thành phẩm xi măng cho bất kỳ nhà máy nào.


 

 
Để triển khai giải phóng được mặt bằng tại Hạ Trang, Hung Tắt, Hung Cày và Hung Tròn. Nguồn đất thổ canh bao đời cứu đói khoai sắn cho bà con nhân dân toàn xã. Họ đã ra 11 điều hứa hẹn. Khi đọc hết những điều cam kết này, bà con ta không ngần ngại chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, yên tâm bàn giao và nhận đền bù và coi như đã lột được xác, bỏ lại đằng sau lưng cái lạc hậu, cái vất vả bao đời của người dân. Để có thể tận hưởng một cuộc sống “nhìn lên không bằng ai, nhưng nhìn xuống ít ai bằng”.
Nhưng: Sự mong chờ ấy cho đến giờ phút này đã thấy xuất hiện sự mệt mỏi mong chờ nhiều điều còn lại, nếu không quyết liệt, e rằng mọi việc sẽ đi vào quên lãng. Không những gây ra sự bất bình trong xã hội quê nhà, mà còn xuất hiện những xu hướng tiêu cực mới.

11 điều cam kết khi về triển khai dự án nhà máy trên địa bàn xã Văn Hóa
1. Hỗ trợ phát triển hạ tầng tại địa phương ( Xây dựng hội trường, nhà văn hóa thôn cho toàn xã….)
2. Xây dựng khu tái định cư phục vụ cho việc di dời với hạ tầng  và đường giao thông thuận tiện
3. Xây dựng nghĩa trang mới phục vụ cho việc di dời mồ mả
4. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch đến các hộ gia đình trong khu tái định cư
5. Xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo an toàn cho bà con trong khu vực nhà máy
6. Cải tạo đường dân sinh từ xã Quảng Tiên đến cảng sông Hạ Trang
7. Xây dựng cầu sông Gianh phục vụ cho sản xuất nhà máy và đi lại của bà con
8. Đầu tư thiết bị hiện đại đảm bảo  vệ sinh môi trường
9. Ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương
10.Thực hiện việc đền bù nhanh chóng công bằng minh bạch
11.Triển khai thực hiện dự án ngay sau khi mặt bằng được bàn giao

 
Trước khi độc giả đón đọc phần 2, mời tham khảo thêm tại đây

 

Tác giả bài viết: LHV