1
  • image
  • image
  • image
  • image
20:19 ICT Thứ ba, 16/04/2024

Bác Khương: “Mẹ luôn trong tim”

Đăng lúc: Thứ sáu - 03/05/2013 05:12 - Người đăng bài viết: bientap02
Thay nén nhang tưởng nhớ bác Khương nhân kỷ niệm 48 ngày bác mất (4.5.2013). Xin một lần nữa chia sẻ sâu sắc với bác Dần và các anh chị thân yêu nỗi đau, sự mất mát lớn lao này
Mới đó mà bác đã thành người thiên cổ được 48 ngày. Sự ra đi bất ngờ của bác không chỉ khiến những người trong nội tộc choáng váng. Mới hay sự đời là vậy: sinh ly tử biệt là việc do ông Trời định đoạt, chẳng ai thay đổi, níu kéo được.

Nghỉ lễ 30.4 này tôi về quê lần đầu tiên sau đám tang bác, càng cảm nhận sự thiếu vắng không dễ gì bù đắp. Dù ngày nghỉ các anh chị con bác về đầy đủ, các cháu sum vầy nhưng với tôi vẫn quá vắng vì thiếu bác Khương. Không còn nụ cười tươi, đẹp và ánh mắt âu yếm, cái ôm như người mẹ: “Bác nấu mấy thứ rồi, mi ăn chi nữa để bác làm thêm. Bác mua sẵn nhiều thứ lắm để trong tủ lạnh”.

Nếu ngày nghỉ tôi không về, thường được bác Dần (bác trai) hoặc anh Tuấn, chị Minh, chị Huyền gọi điện hỏi thăm. Sau này mới biết, thường là do bác Khương nhắc: “Bây phải siêng gọi điện hỏi thăm coi em có khỏe không, vui buồn ra răng”.

 

Ảnh. Vợ chồng Bác Khương (Nguồn nhà báo Lương Thị Bích Ngọc cung cấp)

Là dâu, lại không phải là dâu cả nhưng bác Khương hàng mấy chục năm nay đã là một phần thân yêu của gia tộc họ Lê. Và làng trên, xóm dưới cũng không ai còn nhớ bác Khương là con gái Lệ Sơn. Gia đình bác và bác đã làm nên một địa chỉ đáng nhớ ở Lệ Sơn: “Ông Dần, bà Khương ở Trung Làng”.

Tất nhiên, con người không ai toàn bích, nhưng khi bác mất đi, tôi mới đo đếm được tài sản tinh thần mà bác để lại qua  tình yêu, sự tiếc nuối của gia đình, bè bạn và cộng đồng xung quanh đối với bác. Nhiều nhiều lắm những đôi mắt đỏ hoe khóc bác, rồi đa số đều than một câu giống nhau: “Ông Trời thật không công bằng, người tốt sao lại ra đi sớm thế!”.

Vắng bác quá đột ngột, ban đầu bác trai và các anh chị trong nhà cũng chới với. Mọi người trong nhà đã quen việc to việc bé đều có bác nghĩ hộ. Đến những việc nhỏ, mọi người đều chẳng cố công nhớ, cứ ỷ lại trong nhà cũng phải chờ bác Khương nhắc mới nhớ ra. Nhất là việc thăm hỏi, chăm sóc bà con anh em trong họ tộc...Thế nhưng, các anh chị đã hành xử theo cách thừa kế những bài học tinh thần mà mẹ để lại.

 Tôi cố giấu sự nghẹn ngào để khỏi khóc khi nhìn thấy slogan (khẩu hiệu) mà anh Tuấn, con trai cả của bác để trên điện thoại: “Mẹ luôn trong tim”. Phải công nhận là, bác Khương đương thời là một người quản lý giỏi nên từng thành viên nhỏ cũng được rèn giũa để đồng thuận một cách tự nhiên trong gia đình lớn. Mẹ mất rồi, họ lại càng đồng thuận, êm ái theo phương châm: “ Mẹ luôn trong tim”. Theo cách tôi hiểu thì, bác Khương luôn sống trong trái tim họ, kể cả lời ăn nết ở của mẹ cũng nhắc nhở họ noi theo.

Sau đám tang, mọi người trong gia đình càng xích lại gần nhau hơn. Trước hết là để động viên, làm nơi dựa đỡ cho người cha khỏi suy sụp. Ngày nghỉ, 7 gia đình nhỏ của các anh chị đều quây quần bên bác Dần. Các chị dâu thì chợ búa, nấu nướng, chăm sóc các cháu, con trai, con rể tiếp khách.  Các chị gái chăm sóc bác Dần từ miếng ăn rồi gội đầu, bóp chân, bóp tay cho cha. Trưa, chiều, cả nhà hàng mấy chục người chung nhau bữa cơm mấy ngày nghỉ mà không hề có lời qua, tiếng lại nào. Chị Út mới mấy tháng trước còn được mẹ yêu chiều, ít khi phải mó tay vào việc nội trợ thế mà giờ chăm sóc bác trai từng li, từng tí đến tôi cũng phải ngạc nhiên. Và trong sâu xa, tôi còn cảm nhận được một điều: Các anh chị cũng đang cố bù đắp cho những người thân của gia đình sự thiếu hụt về tình cảm do bác Khương mất đi.

Về họ hàng, ba tôi và bác Dần là con cô, con cậu. Bác Khương vợ bác Dần, chỉ là bác dâu họ. Nhưng tình thân qua năm tháng càng thêm gắn bó đặc biệt nên khi bác mất đi, tôi có cảm giác từa tựa như lần mất mẹ, mất bà nội.  Từ trong tâm thức, tôi chơi vơi, hẫng hụt khi xe đến địa phận làng Lệ Sơn, phải đối diện với sự thật: Người phụ nữ quan tâm tôi nhiều nhất đã đi rất xa rồi...Tôi, đã gần 50 tuổi đã đi qua bao thăng trầm, bao đường đất của cuộc đời về nhà bác còn được nhõng nhẽo. Sáng ra đang ngái ngủ, thấy bàn tay êm ái sờ lên tóc mình, nghe giọng nói rủ rỉ: “Răng, hôm ni ưng ăn chi nào?” Tôi về làm dâu gần nhà bác, năm nay Tết đầu tiên tôi về ăn Tết ở quê, mồng một Tết bác rủ bác trai lên “coi cháu nó nấu nướng cúng bái ra răng, coi nó có cần chi mình không?”. Từng việc nhỏ, rất nhỏ tôi cảm nhận được tình Mẹ ở trong bác giành cho tôi.

Lần đầu tiên tôi gặp bác cách đây 25 năm. Bác làm cửa hàng trưởng ở Đồng Lâm. Tôi đi nấu ăn thuê cho thợ xây làm nhà thuê cho người kế toán trưởng của bác ở gần đó trong mấy tháng hè. Bác rủ tôi về nhà ở, bảo ban các anh chị coi tôi như người trong nhà. Đợt đó, cửa hàng của bác có bán một loại áo sơ mi kẻ ca rô. Thỉnh thoảng tôi lại ra nhìn rồi dặn bác: Để giành cho cháu một cặp áo và 5 cân lạc, lúc nào nhận lương cháu sẽ mua... Bác cười, hỏi: “Con thích chi nữa không, bác mua cho con...”.

Chiếc áo đó, tôi mặc được mấy năm sinh viên. Từ đó, Tết, Hè tôi hay xuống nhà bác...ăn chực. Ở nhà bác, tôi được tự do dùng thịt lợn, thịt gà (hồi đó rất hiếm) nấu những món mà mình thích. Anh Tuấn trạc tuổi nên hay chảnh chọe, bác thường bảo: “Con phải thương em. Con có mẹ, em mất mẹ nên mẹ phải thương em nhiều hơn”. Có lẽ, bác phải dặn dò nhiều lắm nên dù các anh chị có người nhỏ tuổi hơn tôi nhiều, vẫn chiều và yêu thương tôi như đứa em bé trong nhà. Nhờ có bác,  tình cảm của tôi và các anh chị cùng lớn lên, sâu đậm dần, tự nhiên thân thiết như ruột thịt.

Bác Khương ra đi khi 70 tuổi, với thời nay là hơi sớm. Nhưng bác đã sống một cuộc đời thật dài rộng bởi tình yêu thương mà bác để lại cho gia đình, chòm xóm, họ hàng.  Và tôi cũng nói với riêng mình câu tương tự như anh Tuấn con trai bác luôn tâm niệm: “Mẹ luôn trong tim”.
Bác cũng là người Mẹ của quê hương Lệ Sơn trong trái tim tôi, đứa con mồ côi ...

Bác ơi, bác hãy yên tâm nghỉ ngơi sau một chặng đường dài vất vả, nhiều lo toan! Từng việc bác hay nhắc, dặn, bác trai, các anh chị và cháu nữa sẽ luôn nhớ để làm nhiều điều tốt cho cuộc đời này!
Tác giả bài viết: Lương Thị Bích Ngọc
Đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

Avata
Khương Trung - Đăng lúc: 03/05/2013 10:13
Một bài viết cảm động, chuẩn mực.
Cảm ơn nhà báo Lương Thị Bích Ngọc, mong được đọc nhiều bào viết đầy tính nhân văn của chị.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 2199
  • Tháng hiện tại: 19243
  • Tổng lượt truy cập: 8028277

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net