"Trượng mới về à ?", một thuật ngữ Lạ mà quen ở Làng Lệ Sơn

Để tìm hiểu vấn đề sâu xa của cái tên: "Trượng mới về à". Một công việc vô cùng khó khăn, bởi không chỉ có nghe qua dư luận, mà còn phải tiếp xúc những câu chuyện thật và con người thật. Sẽ là thiếu tế nhị khi hỏi trực diện và không biết bằng cách nào? tác giả đã khai thác vào ngõ sâu của nét văn hoá "Tối lửa tắt đèn có nhau". Một vấn đề đang báo động ở Làng Lệ Sơn .
Đến với những nét đẹp của cuộc sống, có lẽ không nơi nào, không bến bờ nào đẹp nhất bằng cái tình ăn ở, có trên dưới và tối lửa có nhau. Ấy vậy, nhưng khi đi sâu vào ngõ thẳm này, lại không như ta nghĩ, cái sự hình thành nghĩa cử làng xóm có nhau đã biến tướng. Nét đẹp vốn có của bản sắc làng quê đã sớm le lói những rạn nứt nghiêm trọng. Có ai đó về quê sẽ nhận được những câu chào hỏi rất thật, rất ngộ, hồn nhiên và tếu táo khó hiểu. “Trượng mới về à”, từ già đến trẻ, miễn là “giống đực”. Đây cả là câu chuyện dài thăm thẳm trong cái bản sắc văn hóa hiển nhiên. Để đi tìm cái tên: “Trượng” đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ôi thôi, vô cùng tế nhị, vô cùng khó nói lên cái sự loằng ngoằng này.
Thưa quý độc giả. Làng quê Lệ Sơn đang rậm rịch phát triển theo nhu cầu của thời đại. Sự thay đổi mà cái mới mang về cuốn theo cả tư duy vật chất, đến cả những cái nhìn thông thoáng về giá trị tinh thần. Có thể coi đây là câu chuyện tiếu lâm dân gian, góp phần làm phong phú tạo nên bản sắc, hay phải nhìn nhận nghiêm túc về sự tha hóa nhân cách trong cái cớ bao đời: Sống phải “ Tối lửa tắt đèn có nhau”.
 
Niềm vui khi được phục vụ những món bồi bổ cho quý Cụ  (Ảnh minh họa)
 
Cái nét đẹp làng quê vốn có lâu nay với tình làng nghĩa xóm, đã hun đúc cho quê hương nhiều phẩm chất mang giá trị cốt lõi. Quê hương là vậy, đói no cùng nhau chan hòa trong niềm vui sướng, cũng như chan hòa nước mắt lâu nay. Đó là nhân tố cấu thành tình nghĩa thủy chung của làng quê đậm giàu bản sắc văn hóa. Trong cái mập mờ của những giá trị nhìn thấy ấy. Thì nay đã ngấm ngầm nuôi dưỡng “tình thương mến thương" hơn, để rồi có nhiều gia đình phải lâm vào cảnh tan nát, cơm không lành, canh cũng chẳng ngọt nữa.

Hình ảnh đâm chém nhau chỉ vì, "cơm mày không ăn, thích ăn cháy nhà tao à" đã xuất hiện. Làng xóm nghi kỵ lẫn nhau, bát nước chè xanh thấm đẫm tình quê nay đã mặn chát vì cái “đi đêm” của các quý Anh, quý Ông và cả quý Bà, quý Chị vì “nhà bên tối lửa” cần giúp. Cũng chính cái sự đi đêm này mà con cái đã bị vạ lây, bị thanh niên làng khác đánh cho con em họ cả tháng trời nay sống một cuộc sống thực vật. Cái lỗi này thuộc về ai, khi mà gia đình nào cũng để các Cụ ở nhà, con cái là qúy Anh, quý Chị bươn tẩu đi hết, để lại Các Cụ thiếu vắng tình cảm, thêm vào đó Ông Trời cũng tâm lý, cho cái con chắt chắt giàu đạm giàu dinh dưỡng và hocmon khoái cảm. Để các Cụ thường xuyên nạp cái thứ đặc sản này vào.... Nguyên nhân sâu xa có phải là đây.

Chắt chắt xúc bánh tráng, món ăn có từ xa xưa "ngư nhục sinh dục"  (ảnh minh họa)
 
Trong dịp về quê hương lần này, tôi muốn viết tiếp một nét đẹp gì đó đang lẫn khuất trong vô vàn cái tốt đẹp mà người Lệ Sơn đang sở hữu, nhưng khi nghe một cụ Ông gần đất xa trời khen một cô hàng xóm, đã từng cặp vài Cụ, vài trung niên một cách công khai, nức tiếng cả làng trên xóm dưới trước mặt vợ mình. "Con…đó nó hoàn cảnh, tội nhưng nó đẹp từ mái tóc đến móng tay, thì không thể làm ngơ được nữa. Câu chuyện mà nhiều trung niên, bỏ vợ con hiều dịu để phải lòng vợ thằng bạn thì đã vượt giới hạn của “nghĩa xóm”. Rồi có Chị U55 ở Thượng Phủ hết thương thằng nhỏ, đến thấy Ông …tội tội. Rủ nhau bất kỳ lúc nào có điều kiện, bờ tre… gốc mít thì quả là đáng báo động . Tôi đã không tin khi câu chuyện làm quà bên chén rượi tửu phùng tri kỷ, nhưng khi được nghe một công an viên kể lại, thì hóa ra quê mình đang thay đổi cơ bản về chất. Câu chuyện về gái trai bao giờ cũng vậy, nó có sức cuốn hút kỳ lạ, nó là đề tài nóng và trở thành mệnh đề có giá, khi lấy ra trêu chọc mọi người, “ai có tật giật mình”. Rảo một vòng ra chợ, lắng nghe từng nhóm, từng đoạn, từng góc, mới thấy hết độ lan tỏa cảnh giác của mỗi Bà, mỗi Mẹ, và cả mỗi Chị. Nó vô tình tạo nên câu nói không chê vào đâu được: "về quê ăn rau cho sạch". Nó đã trở thành tâm điểm như tiếng trống báo hiệu mùa xuân có bão vọng vào núi, dội xuống sông âm ỉ âm ỉ.
 
"Một miếng lạ hơn cả tạ miếng quen". (Ảnh minh họa)
 
Có ai đã nói: Tình yêu không biên giới, nhưng liệu đây có phải tình yêu chân chính của những hoàn cảnh “rỗ rá cạp lại”. “con thương cha không bằng bà thương ông”... Câu chuyện mất ổ trứng hay buồng chuối, rổ khoai đã sống dậy thắm tình “dây tơ hồng”của một làng quê nghèo khó. Chỉ cần một củ khoai nướng, hay “bát cháo hành” với vài câu trêu chọc mà đánh đổi tình phu thê trăm năm hay sao??. Đồng ý là tình cảm nó nằm sâu trong lòng, tình yêu nó còn sâu hơn, tận mãi trong ...tim, vấn đề kín đáo, tế nhị và vô cùng khó nói. Nhưng nếu chỉ vì bị hành hạ cái "sung sướng" ấy, thì cũng nên giữ tổ ấm và cho làng xóm ấm êm. ai lại....
 
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối. Còn hơn buồn le lói suốt quanh năm  (Ảnh minh họa)
 
Kinh tế đang dần đi lên, cái hồi xuân đến muộn của các Mẹ. các Mệ, và các Chị sao lại oái ăm vậy. Khó khăn lâu nay còn giữ được trong ấm ngoài êm. Vậy cái gì đã làm thay đổi để rồi khó cưỡng đến thế. Tính trong sáng của “tối lửa tắt đèn” đâu phải là giúp nhau đến nơi đến chốn đâu. Hậu quả và những hệ lụy đâu phải giản đơn chép miệng: “làm tý lạ cho biết đời”. Cuộc đời là vậy, ai mà chẳng biết: “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Hay các con không hiểu được mô....

So với các làng xã trong cả nước, thì Lệ Sơn ta vẫn nghèo lắm, nhưng bản tình ca trong đêm của sự tự nguyện âm thầm, lại chất ngất chồng chéo và đang dần lớn lên, nó đang đe dọa mỗi gia đình, đe dọa cái nét đẹp vốn có “tình làng, nghĩa xóm”. Nó đang biến tướng cái lề thói ăn ở có nhau khi tối lửa tắt đèn đúng nghĩa. Ôi, lại “Trượng mới về à”….nghe sao mà quen quen, mà buồn cười, lẫn ngậm ngùi xót xa....

Hà nội 8/10/2012



 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ