Mẹ tôi đang được sống trong cái đạo, cái tâm của mọi người trên đất Lệ
- Thứ tư - 05/08/2015 18:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thật hiếm có nơi nào như quê tôi, tình nghĩa vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Với những người xa quê thì “ Quê hương Lệ Sơn vẫn mãi gọi về trong tim” không chỉ vì cảnh đẹp nên thơ, một cánh cò dập dờn trên sóng nước buổi hoàng hôn, dòng sông Gianh tắm mát tuổi thơ, vệt tím của áng mây chiều tà hay những kỉ niệm đong đầy của một thời áo trắng trên bến đò ngang... mà bởi những tấm lòng hướng đạo với cái tâm, cái đức ở đời và nét đẹp ứng xử văn hóa của mọi người mãi được lưu truyền từ đời này qua đời khác của người Lệ Sơn quê tôi.
Bài viết cùng tác giả đã đăng:
1. Ba tôi
2. Ký ức Mảnh hồn quê
Ngày cha tôi đi vào cõi vĩnh hằng vẫn thao thức một điều rằng: chưa sửa xong và lợp lại ngôi nhà cho mẹ con tôi nhưng phải ra đi mãi mãi. Cả cuộc đời cha mẹ tôi nghèo khó, vất vả vì nuôi đàn con ăn học nên người. Căn nhà nhỏ hai gian tự tay cha lên Sũng Nghệ chặt gỗ. Bốn bức tường xây bằng đá lèn do mấy cha con cùng nhau chở về từ đồng Rọ và táp lô tự đúc bằng vôi. Ngày ngày chị em tôi gầy gò đen thui thủi vì nắng cháy và chịu những cơn đói hành hạ để cùng cha gánh cát sỏi ngoài bãi cát ven sông Gianh về đổ nền móng. Hai bàn tay cha xương xẩu, sần sùi, chai sạn đặt lên từng viên đá đầu tiên cho đến viên táp lô cuối cùng xây nên căn nhà gác băng đầu tiên của xóm Thượng Phủ . Cha mẹ tôi chẳng dám nhờ ai giúp một ngày bởi không có tiền để mời cơm người làm giúp. Cái đói nghèo của ngày xưa là thế, vẫn cứ rưng rưng trong lòng người không ai muốn nhắc. Nhưng có lẽ nếu kể lại cho con cháu nghe cái cực, cái đói của ngày xưa thì thế hệ con cháu mình nó cho là chuyện bịa đặt hay tưởng tượng. Mấy anh em trong nhà lần lượt đi tìm kế sinh nhai. Mẹ tôi một mình trong căn nhà nhỏ với những kỉ niệm của ngày xưa đói khổ cùng chồng con và nỗi nhớ thương vẫn đong đầy theo năm tháng.
Tình thương cha, thương mẹ đã khổ cực nuôi dạy chúng tôi lớn khôn chưa một ngày được nếm trải sung sướng, đủ đầy. Vậy mà, anh em chúng tôi chẳng thể nào báo đáp được công ơn dưỡng dục sinh thành, nên anh trai tôi giờ vẫn đau đáu trong lòng :
“.... Bây giờ cha ở thiên đàng
Việc đời, mẹ phải gánh mang một mình.
Cô đơn mẹ vẫn chung tình
Ngày đêm nhang khói, ngắm hình của cha...
.... Nghĩ mà thương mẹ biết bao
Cả đời cơ cực kể sao cho tày.
Sinh ra chỉ biết cấy, cày
Miếng ăn rau, cháo, tháng ngày mẹ nuôi.
* * *
... Má hồng chẳng biết phấn son
Tuổi xuân mẹ cứ mỏi mòn trôi đi.
Xe đạp mẹ chẳng biết đi
Xe bò mẹ thuộc “tắc, rì” mẹ quen...
...Cả đời vất vả nuôi con
Anh em quý mến, sắt son nghĩa tình…
* * *
...Một đời cơ cực long đong
Các con chỉ biết cầu mong đất trời
Mong sao mẹ được thảnh thơi
Sống lâu con cháu có nơi mà về…”
( Thơ Trần Dũng Sĩ)
Tình thương cha, thương mẹ đã khổ cực nuôi dạy chúng tôi lớn khôn chưa một ngày được nếm trải sung sướng, đủ đầy. Vậy mà, anh em chúng tôi chẳng thể nào báo đáp được công ơn dưỡng dục sinh thành, nên anh trai tôi giờ vẫn đau đáu trong lòng :
“.... Bây giờ cha ở thiên đàng
Việc đời, mẹ phải gánh mang một mình.
Cô đơn mẹ vẫn chung tình
Ngày đêm nhang khói, ngắm hình của cha...
.... Nghĩ mà thương mẹ biết bao
Cả đời cơ cực kể sao cho tày.
Sinh ra chỉ biết cấy, cày
Miếng ăn rau, cháo, tháng ngày mẹ nuôi.
* * *
... Má hồng chẳng biết phấn son
Tuổi xuân mẹ cứ mỏi mòn trôi đi.
Xe đạp mẹ chẳng biết đi
Xe bò mẹ thuộc “tắc, rì” mẹ quen...
...Cả đời vất vả nuôi con
Anh em quý mến, sắt son nghĩa tình…
* * *
...Một đời cơ cực long đong
Các con chỉ biết cầu mong đất trời
Mong sao mẹ được thảnh thơi
Sống lâu con cháu có nơi mà về…”
( Thơ Trần Dũng Sĩ)
Anh em chúng tôi đến giờ vẫn nghèo, so với mặt bằng của xã hội thì chưa bằng ai vì “ Ruộng mất nước cốt” nhưng thấy mẹ sống trong căn nhà lụp xụp, xây đã mấy chục năm và cũng để làm vui lòng cha nơi chín suối nên mấy anh em đồng lòng góp tiền xây lại căn nhà cho mẹ dưỡng già và sau này có nơi cho con cháu về thờ, cúng tổ tông.
Với tình làng, nghĩa xóm và sự chân thành giúp đỡ của anh em thợ xây Lê Lợi, đứng đầu nhóm thợ xây là trưởng thôn Thượng Phủ Cao Xuân Hải đã nhận công trình và hoàn thành với thời gian khoảng gần hai tháng. Ngôi nhà nhỏ xinh xinh, đúng chuẩn là nhà vượt lũ do hai anh em ( Anh Dũng Sĩ, em Phi Thường ) thiết kế mọc lên trên nền nhà cũ. Căn nhà được mọi người trầm trồ khen ngợi là “ Ngôi nhà rất có duyên”, “ Tiền ít mà nhà lại đẹp thế”. Có lẽ căn nhà này mọi người khen đẹp không phải vì sự cao sang hay kĩ thuật thiết kế mà căn nhà đẹp vì đó là sự hội tụ lòng hiếu thảo của các con, của chòm xóm, sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ trong thôn, xã và sự tổng hợp những tấm lòng thơm thảo của thợ xây đã làm bằng cái tình, cái tâm đối với xóm giềng. Tình nghĩa đó vẫn ngày càng được hun đúc và kết tinh trên làng quê bé nhỏ thân thương .
Sau khi khởi công được hai ngày, mẹ tôi bị ốm phải nhập viện ở Đồng Hới.Ở nhà, mấy anh em không quản nắng, mưa, vất vả để hoàn thành công trình trong thời gian nhanh nhất. Ngày bà ra viện về nhìn căn nhà thật ấm cúng, gọn gàng, sạch sẽ mà lâu nay vẫn ao ước không dám nói ra chỉ vì con đứa nào cũng nghèo khó mà cảm động trào nước mắt. Bà con lối xóm quây quần chúc mừng, thăm hỏi. Nhiều người già yếu không đến được cũng gửi lời đến chúc mẹ có được căn nhà như ý làm mẹ tôi khỏe lên bội phần. Thế mới biết cuộc sống tình cảm, tinh thần quan trọng biết nhường nào.
Tuần vừa rồi về thăm mẹ, tôi lại được chứng kiến một nghĩa cử cao đẹp mà thắm đượm tình người, tình làng: Nghe tin mẹ tôi chân vẫn đau chưa đi lại được bình thường, anh Trần Anh Quý( Con ông Thệ - ông Trần Thọ - thôn Thượng Phủ) ngày ngày đến thăm khám, bấm khai huyệt phong thấp cho mẹ tôi. Thật ngạc nhiên, với ba lần bấm huyệt và khai thông huyệt phong thấp mẹ tôi đã lành chân và đi lại bình thường. Tôi hỏi mẹ : “châm cứu thế hết bao nhiêu tiền mà lành chân?”. Mẹ bảo chẳng tiền nong gì cả chỉ giúp thôi đó là nghề gia truyền bốn đời của cha ông để lại cho anh Quý (con ông Thệ). Anh Quý bảo “ Ngày xưa ông Thệ không nhận của ai một xu nên giờ anh phải sống sao cho xứng đáng với nghề gia truyền của cha ông”. Mẹ còn nói thêm “Anh Quý có thể lễ khai huyệt phong thấp được năm loại ( phong bó, phong mãn tính, phong theo thời tiết, phong di truyền, phong lót đệm hay còn gọi là phong cùi)”.
Anh Quý là một người trai thôn Thượng Phủ giàu tình cảm và nhân hậu đã hết lòng cứu giúp các ông mệ già cả ( mệ Thi, mệ Huệ, mệ Nghi,mệ Định, ông Hòa, ông Lợi,mệ Thệ, mệ Sâm...). Trong số những người được anh giúp, có những người bị bệnh nặng, chân sưng to khó đi lại như mệ Nghi, mệ Huệ...nhưng anh vẫn chữa lành. Mặc dù, cuộc sống thường ngày vẫn còn nhiều vất vả khó khăn nhưng anh chẳng nhận tiền ai. Anh Quý đúng là một tấm lòng y đức hiếm thấy.
Bấy nhiêu thôi đã đủ cho mẹ tôi một cuộc sống hạnh phúc bởi luôn được đong đầy trong tình yêu thương của mọi người .Tình nghĩa đó vẫn mãi đằm thắm, nồng ấm trường tồn cùng mẹ và thời gian trên quê hương yêu dấu.
Lệ Sơn, ngày 30/ 7/ 2015
Anh Quý là một người trai thôn Thượng Phủ giàu tình cảm và nhân hậu đã hết lòng cứu giúp các ông mệ già cả ( mệ Thi, mệ Huệ, mệ Nghi,mệ Định, ông Hòa, ông Lợi,mệ Thệ, mệ Sâm...). Trong số những người được anh giúp, có những người bị bệnh nặng, chân sưng to khó đi lại như mệ Nghi, mệ Huệ...nhưng anh vẫn chữa lành. Mặc dù, cuộc sống thường ngày vẫn còn nhiều vất vả khó khăn nhưng anh chẳng nhận tiền ai. Anh Quý đúng là một tấm lòng y đức hiếm thấy.
Bấy nhiêu thôi đã đủ cho mẹ tôi một cuộc sống hạnh phúc bởi luôn được đong đầy trong tình yêu thương của mọi người .Tình nghĩa đó vẫn mãi đằm thắm, nồng ấm trường tồn cùng mẹ và thời gian trên quê hương yêu dấu.
Lệ Sơn, ngày 30/ 7/ 2015