Thành Hoàng Lệ Sơn, những điều chưa biết

Giới thiệu bài viết về thành Hoàng Làng Lệ Sơn của tác giả Cẩn Chí
Kính thưa độc giả làng Lệ Sơn,

Nhằm củng cố tư liệu rõ nét về chốn làng quê hơn 500 qua và để ra mắt tên gọi dịa danh của làng Lệ Sơn, gồm cả tên Nôm và tên Hán. Tôi xin được trích dẫn và lấy tư liệu trong thần tích thần sắc, gia phả và các nguồn tài liệu liên quan để bổ sung thêm cho sử làng được phong phú. Đồng thời để thấy rõ hơn về công trạng các họ trong những buổi đầu sơ khai.


Theo thần tích thần sắc được lưu trữ từ năm 38- 42. Đầu tháng chạp niên hiệu Hồng Đức (1-1471),vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh vào Nam dẹp giặc Chiêm Thành để thống nhất bờ cõi. Đi theo nhà Vua có ông Lê Hành - Ông vốn là con cụ Lê Văn Khanh,ở làng Yên Mô, tổng Yên Mô, Thanh Hoa ngoại (nay là xã Yên Mạc, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình). Cụ Lê Văn Khanh là tiến sỹ quan đại học sỹ thời Lê Nhân Tông, còn ông Lê Hành đã đổ hương cống, vào trường quốc tử giám, xuất chính được nhà Vua lưu dụng. Ông Lê Hành đã hộ tống Vua Lê Thánh Tông, hạ đồ bàn 22/3/1471.Trong cuộc chinh phạt lần thứ hai này, nạn xâm lăng của Chiêm Thành đối với biên giới phía nam chấm dứt.Cả hai lần Ông Lê Hành đều cùng đi theo Vua dẹp giặc.

 
1
 
Quá trình hành quân,đại quân ta đi theo đường biển, mỗi khi đi qua các cửa sông, thuyền nhà Vua đều ghé vào nghỉ để xem phong cảnh. Ngày 4-12 đến ngày 13-12 vào cảng Sa Tắc (Kỳ Anh). Tới đây thấy phong cảnh hữu tình Vua làm bài thơ tức cảnh bằng chữ Hán được dịch ra chữ quốc âm:
 
Rộn rịp bên sông tiếng trống đà
Thuyền lầu lướt gió dọc bờ qua
Đồng điền liên tiếp ngàn muôn khoảnh
Làng mạc lơ thơ mấy túp nhà
Góc biển tờ mờ khi sáng rạng
Bầu trời u ấm cảnh mưa sa
Núi non trang điểm màu xanh biếc
Trước cửa Hà Hoa tống tiễn ta

Sau khi nhà vua thắng trận trở về, thuyền của ngài Lê Hành đã ngược dòng linh giang ghé vào cồn Vang thuộc Bố Chính châu, quan sát địa hình. Ngài thấy ở đây sơn thuỷ hữu tình. Một vùng đất hoang vu nhưng phì nhiêu tươi tốt ,bên kia sông rộng, bên này núi cao. Sau khi xem xét kỹ phong cảnh, địa hình, ngài Lê Hành thấy rằng phải biến vùng đất hoang vu này thành làng mạc trù phú. Mở dựng cơ nghiệp lâu dài cho con cháu muôn đời.

 
1 
 
Lúc trở về kinh đô, ngài Lê Hành đã tâu trình lên nhà Vua xin được khai khẩn vùng đất Cồn Vang này. Nguyện vọng được nhà Vua phê chuẩn.Ngài cùng gia đình và các môn đệ khăn gói lên đường, đi cùng gồm các ông là người họ Lương, họ Nguyễn, họ Trần, họ Phạm, họ Phan, họ Nguyễn, họ Bùi. Tin tưởng vào sức mình và cùng các môn đệ bất chấp vất vả, nên chỉ sau một thời gian ngắn, vùng đất đã trở thành những vườn cây hoa thơm trái ngọt.Các họ ngày một đông đúc,thời điểm này có cụ Lương Bá Phiếm (ông tổ họ Lương) cũng chèo thuyền tới đây nhận giúp đỡ và đã được nhận  phụ trách giao thông,nhằm để nối liền sự giao lưu trong toàn làng. Bởi lẽ trước đây giữa xóm Thượng Phủ với xóm Phúc Tự phải qua một dòng Hà Thâu. Hố ngọc là bến đò của cụ bá Phiếm thời bấy giờ.

Năm 1481 vùng đất cồn Vang cơ bản đã hình thành nên làng trên xóm dưới. Ngài Lê Hành đã tấu trình lên Vua cử phái đoàn về trắc đạo lập địa bạ và thiết lập xã hiệu (đặt tên cho làng).

Nhà Vua đã hạ chiếu cử ông Nguyễn Duy Tưởng( tước Lạng động hầu, người Mỹ hoà) nguyên giữ chức thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty chỉ huy sứ, cai trị châu Bố Chính (Chánh ) phụ trách giám đạc và ông Trần Duy Văn , thư ký đoàn về trắc đạc, lập sổ đinh, sổ điền. Quan đo đạc công khai canh, khai khẩn. Ông Lạng Động Hầu đã kết duyên với cô con út (thứ 8) của ông Lê Hành nhưng không có con.Nên cô Nại trở thành hầu tước phu nhân của ông lạng Động Hầu. Khi ông về hưu, đã nghỉ tại làng Lệ sơn.Lúc qua đời, mộ ông được táng tại lùm cây rộng Lả Lả.

Trước thắng lợi to lớn và huy hoàng trong việc khai canh lập ấp,  thành lập xã hiệu tên làng Lệ sơn , nhân dân phấn khởi chăm lo lao động sản xuất,lập chợ để trao đổi giao thương hàng hóa, dựng văn chỉ thờ Đức Khổng Tử, lập trường học, mời thầy giỏi dạy học, mở mang dân trí trong làng; Chính lúc này sự học ở Làng Lệ sơn bắt đầu hình thành.Có vài tài liệu không nói rõ ngày Thầy họ Trần khai bút,nhưng tôi lập luận từ ngày đặt nền tảng khai canh đến các dòng họ có con cháu đông đúc .Ít nhất phải mất từ 5 năm trở lên và khoảng 10 năm trở xuống,.Chẳng bao lâu tên làng Lệ sơn đã trở thành một làng văn vật có tiếng tăm trong toàn tỉnh. Cụ Trần Cảnh Huống là vị tiên sinh được ngài Lê Hành mời dạy học cho con cháu trong làng. Cụ là Thỉ tổ của Trần tộc.

 
1 
 

Việc khai canh lập ấp đã xong, ngài Lê Hành trở lại Thanh Hoa đem mộ thân sinh vào táng tại Thượng Đồng Chăm xứ, lập miếu thờ ở đó, giao cho 6 người con trai đầu phụng từ tạ, thường gọi là quan Sơ tổ. Lùm mộ này ước chừng hơn một công mẫu, cây cối um tùm và thành một khu cấm địa, có cử người bảo vệ trông coi, còn mộ bà Sơ tổ để lại tại bản quán Thanh Hoa (tức Ninh Bình hiện nay).
 
Ngài Lê Hành, thỉ tổ họ Lê sau khi từ trần, mộ ông bà đều táng tại Đồng Mua xứ, còn miếu ngài làm tại Cày Trôi xứ giao cho người con trai thứ 7 phụng thờ. Vì vậy đến nay vẫn còn gọi họ Lê trên và họ Lê dưới. Hai lùm mộ này được lưu truyền mãi, từ khi lập ấp đến ngày cải cách ruộng đất (1956) mới phá huỷ di tích đó.

Lê Hành là Thỉ tổ họ Lê. Như vậy từ khi khai canh lập ấp đến khi từ trần. Ngài sinh hạ được 8 nguời con: 7 con trai và 1 con gái:

1) Ông Lành ; 2) Ông Lọt ;3) Ông Nam Xanh ;4) Ông Chánh Sức; 5) Ông Tành ;6) Ông Hùm ;7) Ông Thuần Phác ;8) Cô Nại là người con út.

 
Do có công lao lớn, nên Vua Lê Thánh Tông đã truy tặng sắc phong : “Khai canh lập ấp. Nhẫm trứ linh ứng dực bảo trung hưng linh phù chi thần. Đoan túc tôn thần “ và giao cho xã “Đặc long trợ tế” (gia phả họ Lê ghi rõ dự truy tặng này vào thời Hồng Đức). Lá cờ khai canh họ Lê tại Lệ sơn vẫn còn giữ được và 2 đôi câu đối khắc tại đền thờ họ Lê đã ca ngợi sự nghiệp vẻ vang đó :

Vạn thế sinh nhân tổ  - Ức niên bản thổ thần
Cư tiên bát đại tính - Vi thủ tứ danh hương
 
Như vậy ông Lê Hành đã chính thức là phúc thần làng Lệ sơn, được tôn vinh ngay lúc ông còn sống.Chuyện rằng trước khi ông mất. Ông đã đề nghị bà con thờ ông con rể Nguyễn Duy Tưởng làm thành hoàng.Điều đó hợp lòng người vì ông Tưởng lục trí thần thông văn võ toàn tài ,người thầy thuốc giỏi cứu nguy cho dân làng trong những nạn đại bệnh .Giúp tổ họ Lê khai canh lập hiệu. Giúp ông tổ họ Trần khai phá văn minh cho làng. Khi ông mất được dân làng lập đền thờ tại cồn đất cao chính giữa làng để phụng thờ hương khói. Địa điểm đó chính là nền đình làng Lệ sơn trước đây.
 
1 

 
Để nhớ tới công lao của ông. Hàng năm ,làng tổ chức các ngày cúng tế truyền thống đã quy định :Kỳ yên- Kỳ phúc –Lập xuân- Thanh minh. Lễ cúng mùa vào ngày 1/11 ,còn lễ Lục ngoạt vào tháng 6 hàng năm. Lễ này thường làm thịt một con bò và 30 kg gạo nếp nấu thành xôi để tế Thành hoàng.
          
Công lao của các họ đã rõ. Mỗi họ đều chung vai gánh vác đoàn kết xây dựng nên làng Đệ nhất hôm nay . Con cháu làng Lệ sơn luôn kính dâng lên các Ngài những vinh dự to lớn trong công cuộc phấn đấu hoàn thiện chính mình và cho xã hội .(tài liệu do nhiều nguồn đối chiếu và ông Vũ ngọc Khánh biên khảo).

Tác giả bài viết: Cẩn Chí