Làng cả Lệ Sơn ( Phần 4/7)

Giới thiệu tư liệu lịch sử về Làng Lệ Sơn do Ông Trần Quyến, Thôn Đình Miệu biên khảo.
Bài viết liên quan đã đăng
1. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 1/7)
2. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 2/7)
3.
Làng cả Lệ Sơn ( Phần 3/7)


Phong trào đó là thể hiện bề ngoài của tinh thần yêu nước, đông thanh hạ quyết tâm thư lên các cấp bộ Đảng, chính quyền quyết không đội trời chung với cả ba thứ giặc trong mọi thời gian, mọi thử thách. Đến năm 1965 Lệ Sơn xóa xong nạn mù chữ, đến năm 1990 cả xã hoàn thành phổ cập cấp 1. Mà cách đó 100 năm về trước còn hơn 95% người không biết đọc, biết viết. Cả xã Văn Hóa phấn đấu đến năm 2010 sẽ phổ cập trung học cơ sở.

Với  đà trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay, những con số tôi nêu ra đây 2005 về  trước sẽ lạc hậu, bởi lẽ toàn xã hiện nay đã có 26 người có cấp bậc từ Thượng tá trở lên, 550 giáo viên giảng dạy các cấp, trong đó có 9 giáo sư tiến sĩ, 11 cán bộ giảng dạy đại học và cao đẳng, 20 cặp vợ chồng đều là giáo viên, 26 gia đình cử nhân, 112 gia đình được cấp bằng “Gia đình hiếu học”. Trong đó có gia đình anh Trần Vĩnh Tường được cấp bằng gia đình Thạc sĩ. Tất cả những con số đó rỏ là  không nhỏ, đã góp phần rất lớn trong cuốn sổ vàng truyền thống Lệ Sơn anh hùng.
     
Rõ  ràng:

Tiền bối khai cơ dựng làng Lệ Sơn văn hiến
Hậu sinh kế nghiệp xây xã Văn Hóa anh hùng.

Chỉ  đơn cử một thôn Phúc Tự chỉ có 75 hộ  gia đình mà có tới 72 giáo viên các cấp, 3 tiến sĩ, 4 cán bộ giảng dạy đại học và cao đẳng, 7 cặp vợ chồng đều là giáo viên, 23 gia đình có con học đại học từ 1 đến 3 người, từ đại úy đến đại tá có 14 người. Thật là đất nhà Chùa, có hố Quan có nhà văn hóa thôn đầu tiên trong xã. Ai đến Phúc Tự cũng thấy câu đối của ông Lê Doạn và thầy giáo Lê Ngọc Di khắc ở cổng chào:

Núi vải tiềm tàng đầy quả ngọt
Vườn chùa ấp ủ đủ hoa thơm.

Từ những tiềm tàng trong tầm tay ấy, trường Tiểu học và Trung học cơ sở có trên 800 em học sinh đang “dùi mài kinh sữ” theo “5 điều Bác Hồ dạy” để trở thành con ngoan trò giỏi trong hai mái trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Những học sinh ấy tương lai là những công nhân lành nghề, những kỹ sư, bác sĩ để đóng góp công sức xây dựng quê hương đất nước. Nhất định Văn Hóa không những “Quê hương là chùm khế ngọt” mà còn quê hương Văn Hóa còn là

Quê  hương cẩm tú sinh nhân kiệt
Quần chúng cần lao dưỡng anh hùng.
(Lê Ngọc Di thôn Phúc Tự)

Đất Lệ Sơn, xã Văn Hóa là đất cẩm tú, là đất đã và đang sản sinh ra nhiều nhân kiệt. Đó là nổi vui mừng của chúng ta. Nhân dịp đầu xuân mới Đinh Hợi, “Làng cả Lệ Sơn” gửi lời chào mừng đến các anh, các chị trong hai năm 2005 – 2006 đã lập được những thành tích mới, đó là:

  • Đại tá Trần Dần thôn Xuân Sơn
  • Đại tá Viết Thế thôn Xuân Tổng
  • Đại tá Nguyễn Văn Thành thôn Trùng Làng
  • Đại tá, tiến sĩ Lương Văn Hùng thôn Phúc Tự
  • Đại tá Lương Duy Quý thôn Phúc Tự
  • Đại tá Lê Gia Sáo thôn Bàu
  • Đại tá Lê Hồng Văn thôn phúc Tự
  • Đại tá Trần Vũ thôn Xuân Sơn
  • Đại tá Lê Văn Lộc thôn Phúc Tự
  • Đại tá Lương Quang Huy thôn Phúc Tự
  • Thượng tá Trần Văn Thành Thôn Đình Miệu
  • Thượng tá Lương Khắc Thắng thôn Đình Miệu
  • Thượng tá Trần Hồng thôn Đình Miệu
  • Thượng tá Trần Văn Thảnh thôn Phúc Tự
  • Thượng tá Lương Đăng Khoa thôn Bàu
  • PGS, TS Trần Vĩnh Tường thôn Hà Thâu
  • GS Lương Duy Trung thôn Phúc Tự
  • PGS, TS Lương Ngọc Thế thôn Đình Miệu
  • TS Lê Thị Thanh Hòa thôn Hà Thâu
  • PGS, TS Lương Ngọc Bính thôn Phúc Tự
  • TS Trần Xuân Lài, Thôn Thượng Phủ
  • PGS, TS  Nguyễn Hữu Điểu thôn Đình Miệu
  • PGS, TS - BS Nguyễn Tư Thế thôn Bàu
  • ……………………………………………..
  • ……………………………………………..
  • ……………………………………………

Và  còn nhiều nhiều hơn nữa, họ đanh ở nước ngoài, đang tu chí rèn luyện theo lời cha mẹ, thầy giáo, đảng và nhà nước căn dặn. Mong rằng, những năm tới các anh các chị sẻ dâng nhiều bông hoa thơm về cho quê hương cho cha mẹ và cả gia đình.

Say sưa kể cái lớn, song cái nhỏ đang hằng ngày đang diễn ra trong nông thôn, nông nghiệp và nông dân quê nhà chính là đề tài hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của những người con xa quê. Các cụ tiên tri thường nói rằng “Đời ông cho chí đời cha, nhớ cho nước ruoộc chảy qua nước hồ” các cụ mơ ước vậy, nay đã trở thành hiện thực, nào nước ruoộc Đình, ruoộc Mộc Bài, ruoộc Cầu Nghiêng, ruoộc Cồn Trói…nhữn Ruoộc ấy đã bờ vùng, bờ thửa có cống bản chắc chắn, chắn mặn, chắn phù sa. Đất ruoộc đã màu mở lại càng màu mở hơn, lúa tốt bời bời 5 – 6 tấn/ha, rau xanh mãi mượt hạt lúa củ khoai vun cót đầy bồ.

Khác với cảnh con trâu đi trước,  cái cày chìa vôi cùng con người lẻo đẽo theo sau. Nay đã có  06 máy cày , máy phay, thay thế, khác với cảnh “đòn gánh tre chín dạn đôi vai” nay đã có 08 xe ô  tô vận tải nhẹ, 100% có xe cải tiến mới khác với “đường cong thì lắm quan” ngày trước thì nay đường chính đã rộng 5 – 6 mét. Đã có bê tông hóa 3/2 đường làng, “cối xay tre nặng nề hàng năm xay thóc” nay đã thay bằng máy xay xát hiện đại, khác với cảnh “nhà tranh vách đất” nay đã có 100% nhà ngói tường xây….đồng ruộng đã chỉnh tề, lúa đứng thẳng hàng hay gieo sạ bằng những giống mới, năng suất cao. Nhất là từ ngày 18/12/1998 điện về tận từng ngôi nhà, đường ô tô về tận ga Lệ Sơn làm cho Lệ Sơn:

Mới từ trong mổi trái tim người
Mới đến cả  mãnh trời xanh biếc

Dù  Lệ Sơn chưa phát huy hết lợi thế, đánh thức tiềm năng nhưng đã xuất hiện những điểm sáng: có  người đúc chậu cảnh, Trồng cây cảnh, có người vẽ họa tranh vui, có người gõ nhẹ dùi cui, trạm trổ, mộc, mài phay tiện, có 6 nhà xây ao nuôi cá làm cảnh, thả nuôi 16 lồng bè cá mè, cá trắm, 10 trang trại nuôi Dê, 30 bò lai xin, trồng cỏ…Nhiều nhà mới cao tầng mọc lên trong nhiều không gian rộng lớn, cuồn cuộn bay giữa những làn khói trắng của nhà máy xi măng tỏa xuống bên Hoàng Sơn Tiến Hóa.

Tôi nhìn sang đó là phù Hóa,, Cảnh Hóa, anh ngó sang đây là  Lệ Sơn, ngày trước là 13 thôn nay gộp lạ  10 thôn, 03 hợp tác xã Nông nghiệp, có 340 ha đất canh tác có 02 vụ lúa, làng Lệ sơn có  980 hộ, 4000 nhân khẩu chưa kể đến các con cháu đang làm ăn sinh sống trên mọi miền Tổ Quốc.

Cho dù đi đâu, ở đâu, làm việc gì ai nghe giọng nói cũng nhận ra nhau: Lệ Sơn à ! Giọng nói vừa vọm, văn hoa, có đon trước rào sau lịch thiệp. Họ đang “vừa hồng vừa chuyên” trên mọi lĩnh vực góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Cho dù đi nơi  đâu, ở đâu vẫn được hưởng những hơi  ấm của tổ tiên, của Quê hương xứ sở. 

Hửu phúc ấm tổ tiên muôn đời thịnh
Hưởng phúc hồng tôn tử mãi in sâu./.

Tác giả bài viết: Trần Quyến