Chuyện bây giờ mới kể

Ký ức vụn của cô giáo Lương Thị Kim Khánh về trai xóm Bàu xưa

Đêm trăng suông, người con trai xóm Bàu Sỏi cuốc bộ ra xóm giữa. Cô gái xin phép Bọ đi nghe đài.... Bên bụi tre bụi hóp, trăng như đứng im,sóng sánh,… hai người không biết đã nói những gì, có trời biết, đất biết.

Gió thì thầm câu này, rằng “ Đố cậu chạy đằng trời!” – ấy là khi cô gái có ý như muốn... từ chối tình yêu của anh.

Nghe khá bản lĩnh và pha chút hài hước.
Mà quả thật, anh đúng là người rất như thế, hay nói như người đất Lệ, hay nói trạng và nữa, tài đóng kịch thì nỏ ai qua.

Tỷ dụ như: Vào nhà bà con trèo cây, hái trái ăn uống cho no nê, bổng, cành cây gãy “ rắc” – giọng nam khóc cất lên “ Chết em rồi o ơi, cẳng loọi rồi, chết thôi...”. O khiếp đảm, hô hào bà con đến cứu. Mọi người tất tả, lo lắng, anh đứng dậy, phủi áo quần, tinh queo, đi về.

Rồi kiểu như: Anh đi gánh rau, gánh cỏ đồng Mua, đồng Chăm. Trưa về trời nắng như lửa đốt, gặp mấy ả, mấy o đi mần về, quảy gánh không, anh đi thật nhanh, theo kịp và giả đò là người tàn tật, vừa gánh vừa đi khập khiểng, trông thật tội nghiệp. Mấy o trông cám cảnh “Chơ thằng con nhà ai mà tội rứa bây?, sương giúp hắn một đoạn kẻ mà tội tề...”. Rứa là mấy o tranh chắc giúp - đi phía sau, hễ ai ngoảnh lại, anh ta lại giả đò khập khiểng,…

Đến đoạn rẻ vô Bàu phải chia tay, mấy o tiếc vì đã không sương giúp anh về đến nhà. Anh đỡ lấy gánh và đi ... bình thường, tỉnh queo ... mấy o nhìn theo ngẫn tò te, muốn xưởi cũng nỏ kịp ...
 


Ảnh minh họa. Cảnh yên bình ở quê

Từ Thái Lan trở về, biết khá nhiều tiếng Lào, sau này thoát li, nhân chuyến qua lại Lào, thấy anh nói chuyện, trêu ghẹo mấy cô gái Lào xinh đẹp. Hấp dẫn quá, mấy người bạn anh bảo: Vẹ cho anh ( em) vài câu tiếng Lào với, đặc biệt là mấy câu cua gái. Anh nhận lời . Dạy chi không biết, đêm đó trở về, bạn anh bị mấy cô gái Lào chửi te tua,...

Văn hay chữ tốt, hát cực hay, ấm và truyền cảm đến lạ. Cũng kiểu mô típ quen thuộc của trai Bàu sỏi: tài hoa, lãng tử. Đi mô thì đi, dù vợ đẹp con khôn, mỗi lần về quê không thể không ghé nhà o Nhượng, o Thanh,... nghĩa là những cô gái nổi tiếng một thời đất Lệ. Đến – dù chỉ để ... ngắm và nói chuyện. Vợ ghen thì bảo: Bà con ấy mà!

Nhưng cao thượng và rộng lượng thì quả là hiếm gặp.

Nó mang trong mình dòng máu của người đàn ông Bàu sỏi. Vậy nên nó không đa cảm, lãng mạn mới lạ, còn nếu vậy là chuyện bình thường - đã vận vào nó như một phần người con Bàu sỏi.

Dù có thế nào, trong nó - nơi đó, một thuở và mãi mãi.

Tác giả bài viết: Lương Thị Kim Khánh