Câu chuyện "Cho và nhận" nghĩ về "khu công nghiệp kiểu mới ở Hạ Trang"

Từ một câu chuyện mang tính giáo dục về cuộc sống, tác giả Lương Duy Bảo Khang muốn gửi đến những trăn trở, lo lắng trong tiến trình phát triển ở quê hương có gắn với ngành công nghiệp khai khoáng Hạ Trang, Lệ Sơn
Lời tác giả: Khai thác ồ ạt tài nguyên không tái tạo là mối de dọa tiềm tàng đến môi trường, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân bản địa. Nhân dịp trang tin giới thiệu phóng sự ảnh toàn cảnh Lệ Sơn đương đại đầy lạc quan trong đó có một chú thích để trong dấu nháy kép về "khu công nghiệp Hạ Trang" làm nhiều bạn đọc quan tâm về viễn cảnh tương lai của vùng đất này.

Có nhiều bạn đọc sau khi tranh luận, có yêu cầu tác giả làm một bài phản biện về chính sách khai thác khoáng sản ở Hạ Trang. Quả thực là thật khó để có thể đưa những tham luận mang tính kinh tế vĩ mô vào tờ báo làng, đấy là chưa kể chủ đề này thường bị Ban kiểm duyệt câu giờ giờ vì sợ lệch tiêu chí của báo làng.

Để làm hài lòng bạn đọc, hôm nay Lương Duy Bảo Khang gửi đến quý độc giả một câu chuyện đầy tính nhân văn về hai khái niệm cơ bản: Cho và Nhận. Hẵn khi đọc xong quý độc giả có thể làm phép so sánh với nhà máy ximang Quảng Phúc đóng trên địa bàn Lệ Sơn và những bãi cát đang được cấp phép khai thác vội vã, không có quy hoạch ở quê nhà để nhìn nhận vấn đề trên phương diện xã hội học.

Nếu hồn thiêng sông núi cùng với thể phách của các bậc tiền nhân và những lời can gián trung thực, đầy khí phách và kiến thức của những người đang sống không buộc được những kẻ tham lam, vô trách nhiệm với tổ tiên, không giám sát khai khoáng, để khai thác vô tội vạ, bừa bãi, không bảo vệ được môi trường, làm hủy hoại truyền thống, nét văn hóa của một làng quê vốn có bề dày truyền thống hàng trăm năm. Đấy chính là lời nguyền rủa tối hậu đối với tất cả chúng ta.

Bài viết liên quan


Những góc ảnh đa chiều về Làng Lệ Sơn đang trên đường đổi mới

CHO VÀ NHẬN

Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.

Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước.

Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không……

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả! Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”


Chú thích của tác giả:

- Lời bình của câu chuyện này, xin dành cho bạn đọc ở mục bình luận.

- Bạn đọc có thể đọc thêm các đường link dưới đây để hiểu về thuật ngữ "Căn bệnh Hà Lan"

 
1. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C4%83n_b%E1%BB%87nh_H%C3%A0_Lan
2. http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/93825/

Tác giả bài viết: Lương Duy Bảo Khang