Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Bài viết hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của tác giả Đức Trung
Có lẽ không một ngành nào có liên quan đến toàn xã hội như ngành giáo dục, bởi từ lúc trẻ cho đến lúc già, người ít, người nhiều ai cũng phải qua các trừơng học. Nếu như aị đó có số phận không may không được tới trường thì thế nào cũng có con em họ được cắp sách tới lớp. Cho nên thời nào cũng thế, người thầy giáo có một vị trí xã hội quan trọng và một vị trí tình cảm đẹp đẽ trong lòng người. "Tôn sư trọng đạo", đó là đạo lý truyền thống của dân tộc.

Nhân dịp hướng tới kỷ niệm "Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11" tôi xin kính chúc toàn thể quí Thầy Cô Giáo đặc biệt là quí Thầy Cô Giáo con, em, cháu, chắt, dâu, rể người Lệ Sơn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống. Rất mong quí Thầy Cô tham gia viết về tình cảm Thầy - Trò ngày nay, nhằm gìn giữ truyền thống hiếu học, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc, trong đó có Làng Lệ Sơn chúng ta!

HỌC TRÒ XƯA VỚI THẦY CÔ GIÁO CỦA MÌNH !

Kính trọng thầy giáo đã dạy mình vẫn là nét đẹp truyền thống của bao thế hệ học trò từ ngàn xưa, bởi chúng ta, những người có học luôn ý thức được rằng: Cha mẹ sinh và nuôi dưỡng ta, còn thầy giáo khai tâm, khai trí truyền thụ kiến thức cho ta từ tấm bé, giúp ta nên người. Các bậc cao niên thường sợ chúng ta quên ân huệ lớn lao đó nên đã có ý nhắc nhở ta rằng "không thầy đố mày làm nên", "nhất tự vi sư, bán tự vi sư"...cho nên phải biết kính trọng thầy giáo của mình để thiên hạ không chê cười và khinh bỉ. 

Ngày xưa, thường thì một nhà khá giả nào đó nuôi thầy để dạy cho con mình, xóm làng trong vùng ai có điều kiện xin gửi con đến đó học theo và chỉ vào dịp nào đó, chẳng hạn như dịp lễ tết... cha mẹ học trò mới đưa lễ đến thầy. Người nghèo cơi trầu; người giàu thúng gạo nếp, vò rượu, tấm vải...Bởi thầy dạy học quanh nǎm không có lương. Vào dịp đó thì học trò biểu lộ sự biết ơn thầy bằng nhiều cách. Chẳng hạn như ngày mồng ba tết, học trò còn đang học hay lớn tuổi đã đi làm hoặc ai đó đã có quyền cao chức trọng cũng đều đến lễ bái thầy giáo và lễ gia tiên của thầy để biểu thị sự tôn sư trọng đạo của mình. các nếp ấy đã có từ ngàn xưa đã thành câu ca dao truyền tụng trong dân gian đến tận bây giời: 

Mồng một tết cha,  
Mồng ba tết thầy... 

Thầy giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực khuyên bảo ân tình suốt đời làm việc nhân đức và chọn nghề dạy học không ai lấy đó làm giàu, chỉ một lòng với việc khai trí, khai tâm, rèn đức cho lớp trẻ đó nên người ... vì thế nên được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được cả xã hội đề cao vị trí người thầy. Chẳng may khi thầy bị đau yếu, hoặc về già thì học trò lớn bé hợp nhau lại thành "Hội đồng môn" chia nhau đi vận động các gia đình của các học trò và học trò lớn đàn anh... gom tiền, mua gạo thuốc thang dến chǎm sóc thầy giáo. Hoặc thầy có mệnh hệ gì thì ma chay và bảo nhau "để tang tâm" thầy trong ba nǎm, đi lại giỗ thầy giáo của mình đều thu xếp công việc, mang vàng hương đến nhà thầy cũng giỗ. Việc trả lễ ấy nếu chưa làm được thì chưa thể yên lòng. 

Học trò xưa với thầy giáo của mình đã thực lòng như vậy, cũng như cả cuộc đời người thầy đã tận tuỵ với học trò của mình lấy sự tiến bộ và thành đạt của lớp lớp thế hệ học trò để sưởi ấm cho nghề dạy học của mình. Sự vinh quang của người thầy và hạnh phúc của người trò phải chǎng xuất phát từ "cái tâm" đầy đặn đó!.
 
1. Mấy mươi năm một giấc mơ 
Câu thơ ngày đó... bây giờ là đây 
Mấy mươi năm được làm thầy 
Bao vinh quang, bao đắng cay cuộc đời 
Bạn bè còn lại mấy người 
Học trò mấy lớp ra đời thành nhân 
Mấy mươi năm kiếp phong trần 
Với các em sức thanh xuân vẫn còn 
Mấy mươi năm tấm lòng son 
Như hoa sen đậm sắc hồng ban mai 
Con thuyền tách bến ra khơi 
Cánh buồm căng gió nửa đời lại đi 
Dù cho bão tố bất kỳ 
Tim hồng, phấn trắng ngại gì gió to 
Cám ơn em, tuổi học trò 
Cho thầy thêm sức trồng hoa dâng đời 
Ngày khai trường - tuổi mây mươi 
Cuối đời dạy học... đam mê vẫn còn.
 
 
2. Em ngồi đó, một khung trời để nhớ 
Mắt biết xôn xao, tinh nghịch má hồng 
Tà áo ngây thơ, nụ cười rạng rỡ 
Một - sáng - khai - trường, giờ đã xa xăm

Tác giả bài viết: Đức Trung