Giúp việc ở Làng Lệ Sơn: Đêm trước đổi mới

Giới thiệu bài viết đặc sắc, trong lĩnh vực bảo tồn những nét đẹp văn hóa làng quê của tác giả. Họa sỹ Lê Hồng Vệ, hiện công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia Việt Nam.
Lời Ban biên tập: LLS.NET tiếp tục đưa quý độc giả trở về với những nét đẹp làng quê, qua bài viết của một cây bút quen thuộc trên báo Làng, nhà nghiên cứu văn hóa. Họa sỹ Lê Hồng Vệ. "Giúp việc ở Làng Lệ Sơn: Đêm trước đổi mới" là một bài viết đầy trăn trở, âu lo về những nét đẹp truyền thống vốn có của Làng đang dần mai một khi cơ chế thị trường len lỏi sâu vào cuộc sống. Hai từ "Giúp việc" được sử dụng xuyên suốt trong bài viết, không phải là một động từ nghiệt ngã trong đời sống xã hội hiện đại. "Giúp việc" ở Làng Lệ Sơn là một danh từ mang đậm dấu ấn văn hóa làng xã, danh từ đã hun đúc và tạo dựng nên một cộng đồng người Lệ Sơn hùng mạnh như ngày hôm nay.
Làm giúp hay giúp việc, là chỉ một hiện tượng, một hành động mó tay, mà ở đó không đòi hỏi thu nhập hay vụ lợi và mưu cầu gì khác. Trong cơ chế thị trường ngày nay. Sự sôi động của cuộc sống mới: Nhan nhản khắp nơi: Dịch vụ giúp việc - Người cần việc- Việc tìm người…Giúp việc đã trở thành vấn đề mưu sinh có thu nhập và cũng không kém phần nghiệt ngã, bởi được gắn với tên gọi, mà người đời đã đặt tên theo một nhân vật điển hình của Nhật Bản : Osin.

Loanh quanh luẩn quẩn cái vòng đời và những mong ước lớn lao của con người, cũng chỉ là: Thu nhập - Công việc - Cuộc sống. Người Lệ Sơn của Tỉnh Quảng Bình lại không nghĩ như vậy. Được đi giúp hay được giúp làm, nó lại là niềm tự hào lớn lao, một giá trị văn hóa về ăn ở lối sống, mà người Lệ Sơn xếp cho nó đứng ở vị trí đầu trong quá trình phát triển của một cá nhân, một gia đình hay một đời người trong xã hội. Lệ sơn đang dần đi lên ,nó đồng nghĩa với việc cuốn theo tư duy- hành động của hai mặt phải trái cơ chế. Nghĩ đến cái sự phát triển (Sau một đêm của giấc mơ đổi mới). Tôi có cảm giác sợ nó và không khỏi lo lắng.

 
 
Đi giúp việc: Lợp nhà dột
 
Tạm lui về….những năm tháng qua. Đời sống vật chất của người Lệ sơn qua nhiều đời, đã  nhọc nhằn vật lộn với những “Tháng ba ngày tám”. Ngược lại đời sống tinh thần của cộng đồng làng nơi đây, hiếm ở đâu có thể so sánh về tính tích cực của nó. Họ coi việc giúp nhau không là luật đời bất thành văn phải trả. Mà Họ coi đó là điểm mấu chốt của cuộc sống, cái gọi là nhân tố tích cực hình thành cơ bản của con người ở trên Quê hương này. Ai lớn lên ở đây mà không một hoặc nhiều lần nhận đi giúp và được giúp chứ. Họ không cần định nghĩa về văn hóa, chỉ biết rằng.Những việc làm của họ lại thấm đẫm đặc trưng  văn hóa làng quê Việt Nam:
 
“Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi với ai”.



Đi giúp việc: Thăm người ốm 
 
Bất kể nhà ai có việc: Từ vui hay buồn, từ ốm đau hay có người khuất núi, từ công to việc lớn, đào giếng , lợp mái nhà tranh hay mua được con bò…chung lại là Hiếu- Hỷ. Thì ở đó lại xuất hiện cận cảnh của thứ Tình không thể mua bán, nó được đẩy lên chuẩn mực lối sống của con người nơi đây.
Diễn ra một đám cưới nơi đây là nét đặc thù của sự cộng sinh làng xóm khó lẫn. Từ khâu chuẩn bị hậu cần,đến trang trí một đám cưới là cả sự giúp sức của nhiều thành phần tuổi tác.Dân gian có câu: Ma chê cưới trách, nhưng nơi đây, không ai trách ai cả.Gia đình có quên thì tấm lòng chân tình hàng xóm vẫn nhớ.
- “Nhà Chú thím có việc, em giúp được gì cho em giúp với”.

 

Đi giúp việc: Dựng nhà

Tinh thần cao cả đó đã sớm hình thành trong nhiều giai đoạn “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Nhà được nhiều người đến giúp thì hân hoan - phấn khởi tự hào: Bao nhiêu công việc trong mỗi gia đình của đời người “Tậu trâu - Cưới vợ - Dựng nhà” diễn ra, là bấy nhiêu tình cảm gắn bó.

-  “Đời Chú Thím chỉ đào được cái giếng ăn” Hay: “Ngày mai con đến nhà ăn sáng vô lèn để làm ràn trâu giúp O”.

 Người được đi giúp thì hân hoan như được mặc định. Tự biết công việc và chuẩn bị dụng cụ đi kèm. Mọi việc diễn ra cứ như trong một gia đình vậy. Người Lệ sơn tuy nghèo khó, nhưng việc ăn ở thì khó có chổ trách chê. Bố đi làm giúp về bao giờ cũng có chút quà trao tay. Bất cứ cái gì có thể chia sẻ được, khi chia tay được gói gém với theo “Anh. hay con cầm về cho cháu”. Cứ như vậy, trong ký ức tuổi thơ Lệ sơn dần được hình thành một suy nghĩ ngây thơ thương cảm. Thằng Tũn, con Xíu  mong được Bố Mẹ nó đi làm giúp để nó hay có quà. Xóm trong một thành viên mới sinh, dù con gái làng hay con dâu xa xôi. Điểm chợ Vang là nơi các Bà, các Mẹ hò hẹn gom góp, mớ cá bống ,chục bánh hay bó chè đến chia vui thăm cháu. Ôi cái không khí tình làng nghĩa xóm sao nó lại kỳ diệu đến thế.

 

Đi giúp việc: Mổ lợn

 
Từ khi có cuộc sống mới, cơ chế dịch vụ đã mọc lên để giải quyết cái sự “giúp việc” ấy. Vậy là cái Tiện, lẫn cái thể hiện vô tình giăng một sợi chỉ đỏ, trong ngõ thẳm xa nhất của tâm hồn con người. Dần dần người nhận lẫn người giúp đã nhanh chóng nhận ra vấn đề, trong sự thông cảm và thấu hiểu tế nhị. Âu cũng là một quy luật hiển nhiên của sự đi lên và thúc đẩy người ta phải hiểu những giá trị mới,và ứng phó mới.Trong khi  không muốn, nhưng phải theo.

Có thể hôm nay đây, trong đêm tối xa quê hương nửa nghìn cây số này. Miền quê ấy đã dần thay đổi. Tư duy của không ít người đã “Khôn hơn” trong việc đi giúp. Cũng thông cảm thôi , bởi cuộc sống mới, cần nhiều chi tiêu mới. Liệu Họ có vô tư như những ngày gian khó trước đây. Liệu cái cơ chế thị trường nghiệt ngã len lỏi vào ngõ ngách đời sống “Tiền trao cháo múc” bị phá vỡ, bởi cái miệng của người vợ yêu dấu quê nhà (Làm không đủ nuôi con cứ suốt ngày đi giúp) .Cái thứ tình quê chan chứa có còn đủ sức chống đỡ quy luật khắt khe của cuộc sống…...


 

Đi giúp việc: Lợp mái tranh
 
Và liệu cái sự truyền dạy ngàn đời, bài học đạo đức về tương thân tương ái từ thế hệ Cha, Chú có tác động đến thế hệ sau vỗ ngực: Kiếm được thật nhiều tiền lúc này, mới là con hơn cha và “Mua tiên cũng được”.Cái sự lo lắng mất đi nét đẹp văn hóa này đã hiện hữu và đang chờ chực khi sự đổi thay tràn về….                                                                      

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ