Chợ Vang trong tâm hồn người xứ Lệ

Cảm nhận về chợ Vang trong cơ chế mới của tác giả Lê Hồng Vệ
Cùng với biết bao làng quê bình dị khác. Chợ Vang nằm trong vùng đất “đệ nhất bát danh hương xứ Quảng". Tuy chưa đi vào sử sách bằng những dòng chữ chói ngời. Bởi cái vốn khiêm nhường thuần phác bốn mùa chịu thương chịu khó một nắng hai sương. Nhưng chợ Vang đã quy tụ được các vùng phụ cận, để trao đổi giao thương trên bến dưới thuyền từ những buổi đầu sơ khai.
 
Tác giả trong một sự kiện cuối năm 2013
 
Chỉ vậy cũng đủ để giới thiệu với bạn gần xa sản phẩm quê nhà mà theo dân gian truyền miệng rằng: "Chắt chắt Phù hóa –Nón lá Ba đồn – Cau trù (trầu) Cồn Vang”. Cái miếng ăn được đứng đầu trong các mối quan hệ giao tiếp. Một hình ảnh được bước chân vào không gian văn hóa với tính đa diện tầm cao.
 
Theo từ điển chữ Nôm. Chữ Cồn bao gồm chữ (thổ) ghép với chữ (tồn). Hay chữ thổ ghép với chữ (quần). Theo như hai chữ trên, thì cồn của làng ta họp chợ nên phải dùng chữ  (cồn) là đúng nhất. Chữ thổ là ý, còn chữ quần và chữ tồn đều là mượn âm. Tất cả đều có nghĩa là nổi lên.

Còn chữ Vang gồm có chữ (vinh) ghép với chữ (văn) hay chữ (thanh) ghép với chữ vinh đều có nghĩa là tiếng đồn tươi tốt, vang dậy khắp nơi. 
Chợ cồn Vang hay chợ Vang đều là một chợ, thuộc xã Văn hóa, huyện Tuyên hóa, tỉnh Quảng bình. Chợ nằm giữa trung tâm làng, khu vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả làng. Chợ nằm sát sông (cận giang) và gần trục đường chính của xã. Biết bao đời nay, chợ đã đồng hành cùng sinh hoạt buôn bán của người dân nơi đây, và đầy ắp ký ức tuổi thơ của bao thế hệ.


 

Chợ Vang tuy không lớn và hiện đại, nhưng bên ngoài với cái vẻ xuyềnh xoàng ấy, tiềm tàng một không gian văn hóa làng quê không lẫn vào đâu được. Chợ cũng là nơi trao đổi mọi thông tin xóm làng để thăm nom khi xóm làng có ma chay hiếu hỉ, con cháu ốm đau....Chợ Vang là nơi in dấu đậm nhất đôi chân trần của mẹ. Khung cảnh chợ bao đời nay vẫn luôn diễn ra buôn bán đầy ắp nghĩa tình (mua mớ bán mớ). Nói đến chợ là tiền trao cháo múc. Ấy vậy mà cái chợ nhỏ xinh ấy, lại là nơi sẻ chia cho tặng dù những thứ vật chất rất bé nhỏ: Củ khoai, con cá, quả bầu, và vài miếng trầu cau. Hình như đó đã đi sâu vào văn hóa làng và tạo nên một đặc thù vùng miền khó thay đổi.

Đến giờ vẫn vậy, ngoài không gian chợ đúng nghĩa, nam thanh nữ tú xa nhà về quê, hôm sau diện bộ áo quần mới đẹp. Phấn chấn ra chợ dù có mua bán gì đâu. Vậy mà cứ ra để ngắm, để thăm hỏi. Vì vậy mà chợ đã vun vén cho bao lần gặp gỡ hò hẹn yêu thương nên vợ nên chồng. Là tất cả mỗi tuổi đi qua đời mình. Nam nữ Lệ Sơn không nhiều lần ra chợ mới là chuyện lạ và rất lạ.


 
  
Quay lại (miếng trầu là đầu câu chuyện). Làng Lệ Sơn được tạo hóa ban cho một vùng đất trù phú màu mỡ. Cây cối xanh ngắt một màu xanh. Là thứ hàng hoa giá rẻ, nhưng đối với cây trầu cây cau lại được các gia đình rất coi trọng. Bởi nhiều lẽ. Là vùng quê giàu tình giàu nghĩa, nên ngoài việc để trồng bán. Cau trầu là chiếc cầu nối mọi quan hệ. Một loài cây không thể thiếu trong mỗi gia đình. Cũng từ đấy mà kinh nghiệm chăm trồng đã vượt trội. Tạo nên những quả cau to, đẹp và tròn trĩnh. Miếng ăn ngọt mát và đủ (phê) mỗi khi mưa lạnh tràn về. Cây cau còn là một hình ảnh hồn quê trong trẻo yên bình vừa đẹp vừa kinh tế. Chắc nhiều người còn nhớ ông nội tôi từng nói: "không gì đẹp bằng cảnh cau- không gì đẹp bằng rau trầu- không gì đẹp bằng nuôi bồ câu gà" Thật là có lý và cách nhìn nhiều từng trãi đúc kết.

Người Lệ Sơn ta không phải đi bán khắp nơi như mọi người vẫn tưởng, bởi con gái Lệ Sơn e thẹn và nhút nhát, thật thà không biết dối gian. Nhiều người buôn phụ cận đến làng thu mua sản phẩm, đều được mời lại nghỉ ngơi cơm nước trò chuyện thân mật. Thật dịệu kỳ những con người Lệ Sơn thuần phác. Một hình ảnh rất đẹp đã có trong văn học nước nhà. Và cũng từ đó quả cau lá trầu Lệ Sơn không phải là thứ ăn tầm thường nữa, nó đã được đẩy lên một tầm cao đẹp linh thiêng.


 

Vài năm gần đây có dip về thăm quê hương, vẫn áo đẹp, vẫn phấn chấn ra chợ. Nhưng không khí chợ đã thay đổi, cơ chế thị trường đã len lỏi vào khung cảnh chợ quê yên ả. Sự bán mua mời chào đã khác, sự chi ly thách thức, giành dựt đã làm xáo trộn mối quan hệ "Tối lửa" có nhau thủa nào.
Không thể đổ lỗi cho cái cơ chế, đổ lỗi cho cái sự đổi mới không thể nói được bằng lời ấy. Trước đây cũng tại cồn Vang này. Người người gặp nhau với cả tấm lòng thành gần gũi, nhưng sao nay lại thấy nó xa lạ, khoe mẽ, thô thiển và phô trương. Tại cái gì nhỉ? Không biết trong thẳm sâu mọi người: Chợ Vang đúng nghĩa còn Vang....

 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ