Cây Da đồng Chăm

Bài viết gợi lại những ký ức về cây da đồng Chăm của tác giả Lương Duy Thái, thuộc thôn Phúc Tự, hiện theo con sống ở Sài Gòn. Bài đăng vào ngày 10/2/2015 và được đăng lại nhân sự kiện quê hương đã khánh thành một hang mục quan trọng (Chùa Phúc Tự) trong kho tàng di sản văn hóa của quê hương
Lời dẫn BBT: LLS.NET rất cảm động khi nhận được bài viết của Bác Lương Duy Thái, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng Bác vẫn tự gõ máy vi tính rồi chuyển trực tiếp cho chuyên trang (chuyentrang@langleson.net). Những tình cảm và tấm lòng yêu quý trang báo Làng của Bác đã thôi thúc BBT làm việc không mệt mỏi để cùng nhau duy trì trang thông tin cho quê hương. "Cây da đồng chăm", một bài viết mà Bác Thái gửi gắm nhiều tình cảm, kỷ niệm và những hy vọng mới cho một Lệ Sơn khởi sắc trong thời kỳ đổi mới. Xin được thay mặt cho BBT trang tin, chúc Bác Thái luôn mạnh khỏe và có nhiều bài viết cho báo Làng để con cháu mai sau biết và ghi nhớ về một thời kỳ nhiều kỷ niệm của quê hương mình.

 

Dịp tết Tân Mão tôi gọi điện cho thầy Niệm. Từ đầu dây bên kia vẳng đến một giọng trầm ấm có phần hồ hởi “ Mi biết chưa , “ cơn da đồng Chăm “ được trồng lại rồi ! Người ta đang chuẩn bị dựng lại đình làng, phục dựng lại chùa Phúc Tự đó. “Tôi nghe tin này mà lòng cảm thấy hồ hởi như  gặp lại tuổi thơ khi ngồi dưới tán “ Cơn da đồng Chăm “ chơi đùa với lũ trẻ chăn trâu mấy chục năm về trước. Những người xa quê, lại có tuổi như tôi, chỉ biết ngàn lần cảm ơn chủ trương mang đậm  nét văn hóa sâu xa, có chút gì đó như văn hóa tâm linh của người chủ xướng !

1

 Ư, thì cũng đã mấy chục năm có lẽ kể từ khì gia đình tôi rời khỏi Lệ Sơn. Cuộc đời con ngưởi nói dài thì cũng thật là dài; nói ngắn thì cũng thật là ngắn. Con người ta khi vô cảm với cuộc sống, chẳng thiết giử lại một chút kỹ niệm gì thì cuộc đời quả thật là dài ! Ngược lai, khi người ta còn bao nhiêu dự định, bao nhiêu hoài bảo dở dang thì cuộc sống quá ư ngắn ngủi. Tôi chắc những người lãnh đạo đề ra và quyết thực hiện chủ trương này sẻ còn nhiều dự định khác để đem lại nét văn hóa như Lệ  Sơn mình vốn có. Còn nhớ lúc rời khỏi Lệ Sơn tôi thấy “cơn da đồng Chăm “ còn tươi tốt lắm, cành lá sum suê vẫn tỏa bóng mát giửa trưa hè, trên ngọn cây bầy chim cà cưởng vẩn chí chóe cắn nhau vì mấy quả da chín mọng tít trên cao mấy con chim cờ vẫn vút lên chao xuống thi nhau hót vang. Cái cảnh đó thì nước mình đâu chả có nhưng “ cơn da đồng Chăm “ vẫn là một kỹ niệm  êm đềm với bao thế hệ người làng, đặc biệt những người ở xóm Phúc Tự, xóm Tiền Miệu. Cuộc sống xô đẩy, sau này tôi có dịp đi qua nhiều làng quê trù phú, đến đầu làng nào cũng bắt gặp những cây đa tỏa bóng sum suê, nhưng  mỗi lúc như vậy tôi lại nhớ đến “cơn da đồng Chăm “ sù sì, gân guốc của cái làng quê nghèo khó, Lệ  Sơn quê mình! Cách đây hai  ba năm tôi có về làng, lúc đi qua “cơn da đồng Chăm “ tôi thấy nó chỉ còn một nhánh, gân guốc giơ lên như níu kéo trời xanh. Tôi cứ đinh ninh chắc bom đạn thời chiến tranh đã xẻ đôi thân nó nhưng sau hỏi ra mới biết do bị sét đánh gảy mất nhánh chính .


 
Tim tôi cảm thấy nhoi nhói, chỉ ước sau chục năm nữa nó sẽ đâm chồi nẩy lộc, không được như xưa thì ít ra cũng cho bóng mat như cây đa Đồng  Mua, có bóng mát cho các mệ gặt lúa ngồi nghỉ trưa. May thay, chú Niệm nói người ta đã bứng một cây đa khác, có dáng dấp từa tựa như cây đa xưa về trồng vào chỗ cây đa đã chết. Mà nghe nói việc bứng và chuyên chở cây đa này về cũng kỳ công lắm. Tốn tiền tốn của đã đành lại còn dư luận đâu đã nghĩ được xa xôi để đồng thuận ngay ! Thôi thì cứ mươi mười lăm năm nữa khi cây đa tỏa bóng mát như thủa nào thì mọi người sẽ thấy tác dụng của chủ trương này .

Là một người gốc Lệ Sơn, đã có tuổi  tôi ghi lại vài ý nghĩ của mình khi nghe được tin vui này. Cầu mong Đình Làng, chùa Phúc Tự cũng sớm hoàn thành.

Tác giả bài viết: Lương Duy Thái