Tiếng vọng mái đình xưa (phần 2)

Giới thiệu bài khảo cứu về Đình Làng Lệ Sơn của tác giả Lê Hồng Vệ, hiện công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Thủ đô Hà Nội
Bên cạnh những truyền thống sự kiện và lịch sử ấy. Đình làng còn chứng kiến bao cuộc hò hẹn cảm thông với nỗi mong chờ thầm kín của những người phụ nữ xứ Lệ .Mối tình quê tuy mộc mạc giản dị, nhưng đong đầy tình nghĩa sâu nặng thân thương của tâm hồn người con gái Lệ sơn, và cũng là hình ảnh chung của người con gái Việt nam: “Qua đình ngã nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói em thương Mình bấy nhiêu ”

Đình làng Lệ sơn nằm trong phạm vi hành chính xã Văn hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình ngày nay, là vị trí trung tâm văn hoá - chính trị – kinh tế – xã hội của xã nhà. Tiếp giáp trước mặt Đình là trục đường chính, nối liền từ đầu xã đến cuối xã, và đang dần mở rộng để trở thành tuyến đường liên xã. Phía sau đình là tuyến lưu thông bằng đường thuỷ của dòng sông Gianh chảy từ miền xuôi đến miền ngược. Bên tả đình là cơ quan hành chính của xã. là trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND xã . Bên hữu đình là trường mầm non, nơi đào tạo “Thế giới ngày mai ‘cho toàn xã nhà.
Đình làng Lệ sơn nằm trong vùng khí hậu Quảng Bình. Khu vực khí hậu 2 mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Và được phân chia thành 2 mùa rõ rệt

     - Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 9 ÂL. Vùng chịu ảnh hưởng gay gắt khí hậu gió Lào. Hướng gió chính là Tây Nam, và cũng chính vào giai đoạn này, thường chịu gió bão trực tiếp từ hướng Đông Bắc cấp 7 đến cấp 12.

     - Mùa lạnh: Là từ tháng 11 đến hết tháng 3 ÂL năm sau. Về giai đoạn này Lệ Sơn thường có khí hậu rét lạnh và mưa phùn. Hướng gió chính là Đông Bắc, và gần tâm Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 24 -27oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33oC - Tháng thấp nhất là 14oC. Độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Cao nhất là 86% và thấp nhất là 18%. Lượng mưa trung bình hàng năm chừng 1.400 - 1.700mm.

        Khuôn viên đình làng Lệ Sơn có hình chữ nhật theo trục chính (bao gồm cả ao đình). Hướng đình Tây Nam.( có nghĩa là hướng đình ngoảnh "nhìn" vào núi). Một điều kỳ lạ trong kiến trúc phong thủy, thường hướng đình là lưng dựa vào núi, mặt hướng về không gian rộng thoáng, nhưng đình làng Lệ sơn không thế. Tại sao???. Di tích hiện chỉ còn nền, đang toạ lạc trụ sở cũ của UBND xã. Theo cấp độ 2 xây dựng  – Bê tông cốt thép 1 tầng. Ngoài ra chỉ còn hiện hữu 2 cột đồng trụ (thường gọi là cổng đình).
. Mặt bằng theo cốt O từ nền cũ và trụ cổng rõ nét 3 cấp độ là: (vườn - sân - nền đình) theo tỷ lệ 1 – 2 - 1.

         Trụ cổng là chứng cứ vật chất duy nhất để nghiên cứu niên đại – kết cấu chất liệu – phong cách xây dựng – nhưng cũng không còn nguyên vẹn.

Từ hai cột đồng trụ, cổng chính đi vào đình dưới lớp nền cấp 1, còn rõ đôi câu đối hướng mặt ngoài của cổng được đắp nổi cẩn sành sứ;
.nguyên Hán:

 
 
氣作山河公明正直詒一

德合上下高明博厚無

Phiên âm như sau :
 
Khí tác sơn hà công minh chính trực di nhất
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương


 
Tạm dịch:
Khí của núi sông tạo nên cho người nơi đây luôn công minh chính trực không có gì so sánh được
Cái đức ở đời có trên cao sáng suốt, dưới cởi mở hài hoà đón nhận sự sâu dày không có biên cương


 
Qua cổng trụ vào sân đình, lớp nền cấp 2 đến tiền tế, có bức hoành phi dội vào mắt người khi bước vào chốn đình chung.
 
Nguyên Hán: 萬福逾同
Phiên âm : Vạn Phúc Du Đồng
 
Tạm dịch: Nhiều phúc cùng lúc đến và cùng tận hưởng.

 
Còn các hoành phi và câu đối khác không còn nữa. Mọi nguồn thông tin về tư liệu này không còn.  Theo ký ức nhiêu người được biết .Chỗ chốn thâm nghiêm nhất “Thánh cung vạn tuế”  chỉ nhớ một số tượng ,nhưng không biết vị nào.Trên cơ sở các cụ có tâm huyết và giàu nho ngữ cung cấp.Chúng tôi cẩn trọng chép lại để độc giả LLS quan tâm và cũng là nguồn lưu trữ tư liệu cho sau này, biết đâu quê nhà có điều kiện phục dựng lại với những gía trị vốn có của nó, thì đây là cơ sở để căn cứ phục dựng.Như những gì tốt đẹp mà Triều đình đã ban phong dành cho đình làng Lệ sơn: Mỹ Tục Khả Phong

 Đình làng Lệ Sơn thờ cả Thiên thần và nhân Thần.Thiên thần bao gồm các vị: Thần nông - Đức Cao Các (trưởng quản sơn lâm ) và đức Chầu Sơn .Còn nhân Thần là thờ vị thành hoàng bản thổ Nguyễn Hữu Tưởng. Cai tri châu bố chánh với đầy đủ lục trí thần thông văn võ song toàn.Sắc cho Ngài có phong hiệu  :Tiền bản châu cai trị đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ đô chỉ huy sứ ty đô chỉ huy sứ Lạng động hầu
Do có công lớn, nên Vua các triều đại đã phong cho Ngài “ 蒙 贈 本 境 城 皇 廣 厚 正 直 並 佑 敦 凝 翊 保 中 興 靈 扶 之 神 再 加 贈 端 肅 尊 神 阮 相 公”

 Vì lý do phần nay nằm trong điều huý của làng khi tế.Xin lỗi bạn đọc chỉ phiên âm chứ không dịch nghĩa. : Mông tặng bản cảnh thành hoàng quảng hậu chính trực tịnh hựu đôn ngưng dực bảo trung hưng linh phù chi thần tái gia tặng đoan túc tôn thần Nguyễn Tướng công. Trên cơ sở tư liệu đã minh chứng. Hoàn toàn có căn cứ để hiểu rằng: Mảnh đất đã nuôi dưỡng và hoá thần những người con ưu tú, đã góp phần xây dựng làng xóm quê hương trong những buổi đầu sơ khai.


Phương diện xã hội là thế. Nói về Đình làng không thể quên vai trò chính là thờ tự .Trong phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và vài vị thần như Táo công - Thổ công - Thần tài. ở phạm vi làng xã, người Việt thờ thành hoàng làng. Thành hoàng cai quản và quyết định phúc hoạ của cả làng. Nhiều nơi thờ tự rất khác nhau như là thờ; Nhân thần - Thiên thần - Thánh thần - Thuỷ thần –Sơn thần hay tôn thần…..Đình ta không nằm ngoài phạm trù chức năng ấy. Để vén bức màn thời gian từ những tư liệu còn lại ,qua đó, chúng ta hiểu được phần nào về không gian văn hoá đình làng Lệ sơn.Mà các cụ nhà ta đã đúc rút cho khắc để lưu truyền muôn thủa. Và cũng từ khảo tả này, hi vọng làm căn cứ cho sự mất mát không thể tiếp diễn sau này:

(Phần III, mời theo dõi)
 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ