Làng cả Lệ Sơn ( Phần 5/7)

Giới thiệu tư liệu lịch sử về Làng Lệ Sơn do Ông Trần Quyến, Thôn Đình Miệu biên khảo.
Bài viết liên quan đã đăng
1. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 1/7)
2. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 2/7)
3.
Làng cả Lệ Sơn ( Phần 3/7)
4. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 4/7)

NHỮNG TÀI LIỆU LƯU TRUYỀN CẦN BIẾT

Làng cả Lệ sơn phần 1,2,3,4 đã giới thiệu địa thế, địa linh, phong cảnh, ẩm thực, con người với những Đình, Đền, Miếu, Điện những di sản văn hóa truyền thống con người của một làng quê có bề dày lịch sử trên 500 năm. Lệ  Sơn có tên trong danh sách “Làng cổ Việt Nam”  nhưng những gì để lại dấu ấn một làng cổ  cứ mờ nhạt dần trong tiến trình lịch sử của chiến tranh, của gió bão, lũ lụt cùng với tác động của con người và môi trường, cộng với sự “Tam sao thất bản” làm cho nó mai một dần.

I. THỨ  TỰ VÒ GIANG ĐẶT Ở ĐÌNH LÀNG.

Đây là những tư liệu sưu tầm được, không đủ sức để xác định thứ bậc, xin trao đổi:

+ Tư liệu thứ nhất:

a. Thờ các vị thiên thần tế giám gồm:

- Tiên sư thiên thần nông Hoàng đế

- Đại càn quốc gia nam hải thượng đẳng thần

- Cao các mạc sơn thượng đẳng thần

- Tiên thánh Khổng Tử, tứ thánh khuông quốc

b. thờ liệt vị hậu thần Tế giám và nhân thần Tế giám.

 - Đức ông bản thổ thánh hoàng Nguyễn Huy Tưởng.

- Tứ mã hoa Quận công, Đức Vua phó quốc vương chấn quân công, quan lớn tả phủ Trà quận công, Đức ông tả phủ Hiền quận công.

- Đức ông cầu kê Trần Duy Văn.

- Đức ông mạnh lang Nguyễn Mạnh Linh.

- Đức ông mậu tươi Nguyễn Đình Gia.

- Tiên hiền khai khẩn, hậu thần khai khẩn

(Di đức tiên tổ  do Nguyễn Xuân Long cung cấp)

+ Một tư liệu khác lại ghi:

1.Tiên thánh thổ chúa tiên thần nông, hậu tắc giá sắc cưu mang đại thần…

2. Tiên thánh Khổng Tử, tứ thánh khuông quốc.

3. Đại càn quốc gia Nam hải thượng đẳng thần.

 4. Đức Vua cao các quảng độ tặng phúc đức đại vương.

5. Chấn quận công: Hoa quận công, Đức hậu trà; Hiền quận công.

6. Đức ông bản thổ thánh hoàng và đức ông cầu kê Trần Duy Văn.

7. Tiên hiền khai khẩn, hậu hiền khai khẩn + Đức ông Mậu trời.

8. Đức ông Mạnh Linh.

Tả hữu hành lang thờ hậu thần và sinh hậu thần. Tư liệu này tìm hiểu qua nhiều bậc cao niên, xin làm tư liệu trao đổi mong các cụ tiền bối, quý bạn đọc góp ý một cách chính xác khoa học để hoàn thành tư liệu này.  

II.CÁC VỊ TIỀN NHÂN CÓ CÔNG VỚI DÂN, VỚI NƯỚC, VỚI LÀNG LỆ SƠN. ĐƯỢC NHÀ VUA CẤP SẮC PHONG, SẮC CHỈ TỪ NĂM 1481 – 1945.

A/ Sắc phong làm thần, còn nguyên bảo gốc:

TT HỌ  VÀ TÊN
SẮC PHONG LẦN 1; 2; HOÀNG TRIỀU CẤP, NIÊN HIỆU CẤP
THỜ  TỰ TẠI GIA ĐÌNH ÔNG…THÔN XÓM..
1 Trần Cảnh Hựu Vị thần khai khẩn lập  ấp Trần Đại Lang, Được phong “Dực bảo trung hưng lnh phù chi thần”, tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” được đặc biệt phụng thờ theo thứ tự hàng đầu trong văn thư nhà nước” Khải Định năm thứ 9, ngày 25/7/1924 (ghi theo bản dịch của Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình) Thỉ tổ Họ Trần, thờ tại Miếu Họ
2 Trần Duy Văn Tướng công; Đức ông cầu kê;  được phong “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”  Duy Tân năm thứ 7, ngày 08/10/1913. Tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” được đặc biệt phụng thờ  theo thứ tự hàng đầu trong văn thư của nhà  nước Khải Định năm thứ 9, ngày 25/7/1924. Thờ tự tại nhà  ông Trần Đức Lưu thôn Hà Thâu và Miếu thờ Họ Trần, Miếu thờ bản cảnh thánh hoàng.
3 Nguyễn Đình Gia (Đức ông mậu tươi) “Đô chỉ huy sứ tướng công tôn thần, tước mậu tiên hầu”, phong làm “ Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” Duy Tân năm thứ 7 ngày 08/10/1913. Tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” “Chuẩn cho phụng thờ liệt trong điển lệ khánh lễ quốc gia” Khải Định năm thứ 9, ngày 25/7/1924” (ghi theo bản dịch của PTS Lê Thị Thanh Hòa Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia – Hà Nội) Thờ tự tại nhà ông Nguyễn Đang thôn xóm Bàu, tại Miếu thờ Họ Nguyễn và Miếu điện thờ tại cánh đồng Dầm de.
4 Nguyễn Văn Châu Thị hiệu để cúng tế  ghi “Thỉ tổ khảo tiền, khai tiên thác thỉ, thị tổ tự Văn Châu Nguyễ phủ quân. Sắc phong bản gia đại lang, mông tặng khai khẩn, khai canh, linh phù Dực bảo trung hưng tôn thần”. (sắc phong chính đang gửi để dịch nguyên bản) Thờ tại Miếu thờ Họ  Nguyễn.
 

B/ Các tiền nhân có công với làng Lệ Sơn (không còn bản gốc ghi lại thị hiệu các vị qua gia phả họ Đại tôn năm 2003).

TT HỌ  VÀ TÊN
SẮC PHONG LẦN 1; 2; HOÀNG TRIỀU CẤP, NIÊN HIỆU CẤP
THỜ  TỰ TẠI GIA ĐÌNH ÔNG…THÔN XÓM..
1 Nguyễn Huy Tưởng ( bản cảnh thàn hoàng) “Tiền bản châu cai trị, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, cẩm y vệ đô chỉ huy sứ. Mông tặng: “Bản cảnh thánh hoàng”, Tịnh hựu đôn ngưng “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”, tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” Nguyễn tướng quân” Thờ tự tại Miếu cây bàng thôn Hậu Miệu.
2 Lê Văn Hành “Tiền khai canh lập ấp Lê Văn Hành; quốc tự giám giám sinh; mông tặng khai canh lập ấp; nậm trứ linh ứng “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”. Tái gia tặng “Đoan túc tôn thần Lê Quý Công”, quy tiên ngày 07 tháng chạp. Thờ tự tại Miếu Họ  Lê dưới thôn Xuân Tổng
3
Lương Bá Phiếm

(thị tổ  họ Lương)

“Thỉ tổ khảo tiền, khai canh lập ấp, sáng thị gia tiên, tư trường đôn hậu thăng tiến hậu thần; Mông tặng “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”; tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” tự Bá Phiếm, Lương phủ quân. Thờ tại Miếu thờ họ  Lương thon xóm Bàu.
4 Phạm Đình Tố (thị  tổ Họ Phạm) “ Thỉ tổ khảo tiền linh doạn, lại ty; mông tặng khai khẩn, khai canh; nậm trứ linh ứng “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”. Tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” tự đình Tố Phạm quý công” Thờ tự tại Miếu họ  Phạm đồng Cồn kênh
5 Nguyễn Mạnh Lang (Đức ông Mạnh Linh) Chỉ còn lại câu đối thờ: “ Cửu trung hoa tuấn thiên thân mạnh, giang sơn chung tú địa dị linh” và bài trịch thỉnh đức ông Mạnh Linh đã “Tam sao thất bản”  
 

Tác giả bài viết: Trần Quyến