Làng cả Lệ Sơn ( Phần 3/7)

Giới thiệu tư liệu lịch sử về Làng Lệ Sơn do Ông Trần Quyến, Thôn Đình Miệu biên khảo.
Bài viết liên quan đã đăng

1. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 1/7)
2. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 2/7)
 

1. Cố Nguyễn Huy Tưởng:

Người là “Bản cảnh thánh hoàng” của làng. Là vị : Lục trí thành thông: Nho, Y, Lý, Số, Văn, Võ. Khi ngài quy tiên, triều đình ban sắc phong; Gia phả họ Lê ghi lại “Tiền bản châu cai tri, đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân” cẩm y vệ đô chỉ huy sứ, ty đô chỉ huy sứ, mong tặng bản cảnh thánh hòa quảng hậu chính trực. tịnh hựu đôn ngưng, “Dật bảo trung hưng, linh phù chi thần”; tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” Nguyễn Tướng Quân.

Mộ  ngài tán tại cánh đồng Lã Lã, điện thờ  ngài phía trên miếu Họ Trần bị bom phá sạch. Theo nguyện vọng chính đáng của dân, chính quyền xã  đã xuất kinh phí xây bao lại ngôi mộ trong khuôn viên rộng hơn 500m2. Hàng năm ngày mồng 1 tháng chạp, ủy ban mặt trận xã chủ lễ, sái tảo phần mộ …con cháu đi xa quê hương về thăm quê đều đến dâng hương. Ngày trước ngài là vị cứu tinh, là “Vương y bá đạo” nhiều câu chuyện kể còn lưu truyền, ghi tạc công đức của ngài như những chuyện cổ dân gian.

2. Cố Lê Văn Hành:
 
Hiệp viện đại học thị độc, quan trong triều Nhà  Lê Nhân Tông (1443 -1459).

Là người đầu tiên dẫn gia đình và các môn đệ vào khai căn lập ấp tại Cồn Vang Xứ. Lúc ngài quy tiên , được môn tặng “ Linh phù dực bảo trung hưng chi thần”. Tái gia tặng “ Đoan túc Tôn thần” Lê Quý Công (gia phả họ Lê). Lẽ ra Cố là vị  bản thổ thánh hoàng của Làng Lệ Sơn. Nhưng người đã cùng gia đình bàn bạc thống nhất suy tô lạng động hầu Nguyễn Huy Tưởng, là một vị tướng công tôn thần, là vị quan thần triều đình cử về thị sát việc trắc đạc ruộng nương, đặt tên làng tên xóm, tên đồng; Lại là một lục trí thần thông, một người con rể trọng giữ chức bản thổ thánh hoàng của làng. Chính việc làm đó là một cử chỉ cao đẹp, cao nhân trí, uyên thâm “bác hậu vô cương” của con cháu Họ Lê nói riêng và con cháu “bát đại tính” nói chung.

3. Cố Trần Cảnh Huống: là người đức rộng tài cao, được nhà vua mời vào cung dạy cho con cháu Vua chúa dòng tộc, cùng những Hoàng Tử khi lớn lên kế nghiệp “Cha truyền con nối”. Lúc mãn nhiệm được nhà Vua ban sắc phong “Hiệp biện đại học sĩ, mô phạm thái học đường, Quốc Tự Giám – Giám sinh”. Cố về nghĩ hưu lại được Cố Lê Văn Hành mời đến đất Lệ Sơn mở trường dạy học, khai trí mở tài, người đặt nền học vấn đầu tiên cho Làng Lệ Sơn.


4. Cố Trần Cảnh Hựu: là con trai trưởng của Trần Cảnh Huống, mãn nhiệm phu quốc cứu dân, Cố làm thị tổ dòng tộc Họ Trần Tại Lệ Sơn. Cố là người có công lớn trong việc khai căn lập ấp ra làng Lệ Sơn. Cố được vua Duy Tân ban tặng sắc phong năm 1913 và Vua Khải Định ban tặng sắc phong năm 1924. Đây là hai ban sắc phong còn nguyên vẹn dấu ấn của nhà Vua. Bảo tàng tổng hợp Quảng bình đã dịch từ chữ hán sang chữ nôm, rồi lại dịch từ chữ nôm ra chữ Quốc Ngữ. Hiện nay Bảo tàng Tổng hợp Tỉnh Quảng Bình còn lưu giữ bản gốc để bảo tồn theo phương pháp khoa học. Xin trích nguyên hai sắc phong đó để con cháu hiểu sắc phong là như thế nào và vì sao lại ban sắc phong:
 

1  

Sắc phong (ảnh minh họa)

Sắc phong thứ nhất: Tại Làng cả Lệ sơn, thuộc Huyện Tuyên Chánh Quảng Bình tỉnh. Có ông Trần Đại Lang là người có công đứng lên kêu gợi những người ban trong chòm xóm cùng khai phá ruộng nương. Xét thấy từ trước đến giờ, làng đã thờ phung nhưng chưa có ban phong, cho nên hãy chịu ơn lớn lao của nhà Vua. Theo đạo luật quy định nhằm tôn vinh vị thần ưu tú, tốt lành ấy, Trẫm bước đầu phong cho Ngài làm “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” và chuẩn y việc thờ phụng như cũ để Ngài giúp đỡ, bảo vệ dân của Trẫm.

Sắc phong thứ hai: “Từ trước Làng Cả Lệ Sơn thuộc phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn thờ phụng vị thần khai căn lập ấp là Trần Đại Lang, Nguyên Nài đã được phong tặng “Linh phù dực Bảo trung hưng tôn thần” để bảo vệ cho nước, che chở cho dân. Lâu nay ngài đã tỏ rỏ công lao hiển hách nên đáng đực ban cấp sắc phong để tiếp tục việc thờ phụng. Cho nên nhân dịp mừng tuổi tứ tuần của mình, Trẩm ban chiếu phong tặng Ngài lên bậc “Đoan túc tôn thần” được đặc biệt thờ phụng theo thứ tự hàng đầu trong văn thư của nhà nước.”
Kính vậy thay, ngày 25 tháng 7 Khải Định Năm thứ 9 (1924).
 
Xin mở ngoặc đơn nói rỏ hai cụm từ: “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” tạm hiểu rằng: trong những lúc rất bình thường đã dấy lên một vị anh hùng, là lông cánh nối nghiệp cha ông, biết giữu gìn lấy giang sơn, xây đắp cho giang sơn xứ sở ngày càng đẹp đẽ, phồn vinh cho mọi người. Nên được tôn vinh, phụng thờ vị thần thiêng đó.

“Đoan túc tôn thần” là vị thần rất được tôn kính, phụng thờ vì đã đầy đủ bản lĩnh, tài năng thao lược, để giữ gìn, xây dựng cơ đồ cha ông trước, đã tạo lập cho quê hương xứ sở đó.

5.Trần Duy Văn: là vị tướng công tôn thần, mãn nhiệm Cố Về quê cùng coi sóc tất cả mọi việc trong làng. Ngài là “ Đức ông câu kê”, phụng sự Bổn thổ câu quản tướng công chi thần, Bổ thổ thái giám chi thần. Ngài được Vua Duy Tân sắc phong năm 1913, Vua Khải Định ban cấp sắc phong năm 1924. Hai sắc phong này cũng còn nguyên vẹn bản chữ hán. Được Bỏa tàng Tổng hợp Quảng Bình cất giữ. Trong sắc phong lần thứ hai có viết:

Sắc phong:

“Từ trước Làng cả Lệ Sơn thuộc phủ Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình đã thờ phụng vị thần coi sóc cho tất cả mọi việc trong làng. Ngài đã được phong tặng “Linh phù dực bảo trung hưng linh phù chi thần” để bảo vệ nước nhà,, che chở, giúp đỡ cho dân. Lâu nay, Ngài đã tỏ rỏ công lao hiển hách nên đáng được ban cấp sắc phong để tiếp tục việc thờ phụng. Cho nên,  nay nhân dịp lễ mừng tuổi tứ tuần của mình Trẩm ban chiếu phong Ngài lên bậc “ Đoan túc tôn thần” được đặc biệt phụng thờ theo tự hanhg đầu trong văn thơ nhà nước.”

Kính vậy thay.

Ngày 25 tháng 7 năm 1924 – Khải  định năm thứ 9.

Như  vậy, nghiên cứu kỷ 30 sắc phong, sắc chỉ trong đó chỉ có 4 sắc phong của Trần Duy Hựu và  Trần Duy Văn còn nguyên bản gốc chữ Hán, giấy bả  dày, có hoa văn, có dấu đổ của nhà Vua, dài 1m rộng 0,60m. Lệ Sơn có 4 vị tiền nhân:
  1. Bản thổ thánh hoàng Nguyễn Huy Tưởng.
  2. Tiền khai canh lập ấp Lê Văn Hành.
  3. Trần đại lang Trần Cảnh Hựu “ người khai canh lập ấp”
  4. Đoan túc tôn thần, đức ông cầu kê Trần Duy Văn.
 Là bốn vị  thần “được đặc biệt phụng thờ theo thứ tự hàng đầu trong văn thư và nhà nước”.

6. Cố Nguyễn Văn Châu: Thị tổ khảo tiền, khai tiên thác thỉ, mông tặng khai khẩn, khai canh, “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần”, tự văn châu Nguyễn Gia Đại lang tôn thần.(ghi theo gia phả, ông Trưởng Họ Nguyễn- Nguyễn Liên)

7. Cố Phạm Điình Tố: Thị tổ khảo tiền, linh dạn, lại ti, mông tặng khai khẩn, khai canh. Nậm trứ linh ứng “ Dực bảo trung hưng linh phù chi thần, tái gia tặng, “Đoan túc tôn thần” tự đình tố, Phạm Quý công. (Ghi theo gia phả Họ Phạm, Ông Phạm Mai trưởng Họ)

8. Cố Phan Văn Cát: đội trưởng Phan Thẩm, cán biện Phan Nghị; đồng khai khẩn, khai canh lập ấp.(gia phả do tú tài Phan Huấn ghi lược.(ông Trưởng Họ Phan – Phan Thân cung cấp).

9.Cố thị khảo tiền Bùi….(không rỏ tên) tôi gặp các cụ cao niên hỏi chuyện đều không biết chính xác. Chỉ biết rằng: trước kia làm ăn phát đạt, cả họ đậu đến 12 ông Cống. Là họ đồng khai căn lập ấp, họ bốc mộ ở Thanh Hóa về mở hội ăn mừng tế lễ. Do bị chủ quan mất cảnh giác nên bị trộm mất hài cốt, vì thế, con cháu tan hợp hiện nay đã hưng chấn lại, con cháu anh Bùi Tín, Bùi Trung, Bùi Văn Thành đã hưng thịnh, khá giã về mọi mặt.

10. Cố Lương Bá Phiếm: thỉ tổ khảo tiền, đồng khai khẩn, khai căn lập ấp, sáng thị gia tiên, tư trường đôn hậu, thăng tiến hậu thần, nậm trứ linh ứng “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” tái gia tặng “Đoan túc tôn thần” tự Bá Phiếm Lương quý công – gia phả họ Lương (họ Lương đến đất Lệ Sơn sau 4 đời so với Lê Văn Hành)

11. Cao Minh Thước: Sơ tổ nhượng tại Cảnh Dương xứ. Tiên tổ Cao Đắc Tài hậu thần tại hậu lộc, Trung thôn. Cao Minh Thước lập gia cư tại đất Lệ Sơn, trở thành tổ Họ Cao. (Tính cho đến nay họ Cao mới 15 đời người.)

Cùng với “Bát đại tính” Lệ Sơn hiện nay có thêm họ Hoàng, họ Đậu, họ Đỗ, họ Mai, họ Lâm… các vị thị tổ  đến đất Lệ Sơn mới 7 đời người. Họ nhập cư với điều kiện làm lính Trà quận công hay Nguyễn Quý Công, xuất ngũ ở lại bái tổ vinh quy tại đát Lệ Sơn.
      
 Sau các vị thị tổ khảo tiền của các họ  Đại tôn, được các đời Vua cấp phong sắc “Linh phù chi thần”. Hãy biết thêm một số tiền nhân Lệ Sơn được các triều Vua cấp sắc chỉ; bổ đi làm quan, đó là:
 
Cố  Lê Duy Di, tên thật là Lê Duy Dần ( 1837- 1856) chức hương tiến, quá trình giữ những chức vụ  quan tỉnh, được Vua Tự Đức khen “thẳng thắn, cứng rắn, bền như sắt”. Cố giữ nhiều chức và được các triều vua ban cấp sắc phong, chức tước: Vua Minh Mạng – nhị thập nhất thiên ( năm thứ 21 - 1840) phong làm “Tri huyện, Thanh Trì Hà Nội”.
 
Vua Thiệu Trị (1841 – 1847) phong làm “Phụng nghị  đại phu bộ lại”.
  
Vua Tự  Đức nguyên niên 1848 phong làm “ hộ bộ Bắc Kỳ Thanh lại ti lang trung, trung nhuận đại phu”.

Vua Tự  Đức Tam niên 1851 phong làm “Quan bố chánh thừa tuyên đẳng xứ”.

Vua Tự Đức lục niên 1854 phong làm “ Quan tuần vũ Quảng Nam tỉnh”.

Cũng trong thời gian các đời Vua nhà Nguyễn từ  Minh Mạng (1820 – 1840) đến Vua Bảo Đại (1932- 1945) con cháu các họ giữa làng Lệ Sơn đã gặt hái được những chức tước của nhà Vua, điển hình có hai anh em chú bác cùng một khoa thi năm Mậu Tý, Minh Mạng, tại trường thi Thừa Thiên, đạt 13 người anh em Lê Tập đỗ giải nguyên, triều đình bổ đi làm quan bố chánh tỉnh An Giang. Thật đáng vui và mừng:

“Khôi nguyên, á giải đồng khoa
Đông triều phiên niết một nhà anh em”

Nhà thờ  hai Cố ở họ cánh Lê Đình Tùng thôn Trung Làng. Đặc biệt có hai cha con: Lê Huy Tuân, con Lê Huy Côn cha con cùng thi đậu trong khao thi năm Ất Dậu, Minh Mạng năm thứ 6 (1825) tại trường Thừa Thiên khoa thi lấy 10 người (sách quốc triều hương khoa lục chép) thờ tại nhà thờ Mệ Hào Lương Xuân Tổng.

Cố  Lương Duy Thành ở thôn Phúc Tự, được làm quan phủ vĩnh Tường.

Cố  Lương Khắc Khoan ở thôn Bàu được bổ l;àm quan phủ Hoài Nhơn.

Cố  Lê Ngọc Đỉnh ở thôn Hà Thâu được bổ làm quan tham tri bộ hộ triều Nguyễn.

Cố  Lê Thời Huệ ở thôn Thượng Phủ, cử  nhân đầu tiên của họ Lê được bổ  đi làm quan tri huyện tỉnh Thanh Hóa.

Cố  Lê Bính thô Phúc tự được bổ làm trung thuận đại phu quang lộc tự khanh, rồi phiên dịch thư tịch, rồi đốc học tỉnh Quảng Ngãi.

Cố  Lê Ngọc Uẩn ở thôn Đình Miệu do ông Lê Trân lập tự được bổ đi làm quan bố  chánh tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa từ 1820 – 1884.

Cố  Lê Văn Châu thôn Phúc Tự được cử “Đô  chỉ huy sứ tướng công tôn thần”. Được Vua Duy Tân, Vua Khải Định cấp sắc phong.

Cố  Lương Doãn Địch thôn Bàu được bổ làm chánh lãnh binh tỉnh Quảng Bình.

Cố  Lương Ngọc Dụy thôn Đình Miệu được bổ  làm đốc học tỉnh Quảng Bình và nhiều cố khác chung tôi chưa thể tìm hiểu hết được. Song có một nhận xét chung là làng Lệ Sơn chúng ta có các vị quan lớn Thượng Thư, tổng đốc mà chỉ có quan tuần vũ cao nhất. Đó là nhiều điều cần suy nghĩ, nhát là con cháu các thế hệ sau này bởi lẽ chúng ta nghĩ rằng các vị Sơ tổ, thị tổ của các họ Đại tôn ến các vị có chức sắc ca xin về dưỡng lão và bái tổ vinh qui tại đất Lệ Sơn đều có một ẩn ý, đất Lệ Sơn lừ nơi “Bồng lai tiên cảnh”, “Địa linh sinh nhân kiệt”…. Vì vậy, ai nấy cần suy ngẫm phấn đấu để đạt đến đỉnh cao đầy ngưỡng vọng.

Từ  cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân Lệ Sơn nhận thức rỏ “Phí trí bất hưng”, “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” cho nên đã coi trọng “Giáo dục là quốc sách” cho con em theo học văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, để đủ điều kiện phụng sự Tổ quốc. Lớp lớp thanh thiếu niên đã nổ lực công hiến, đua tài đua sức giành được nhiều phần thưởng quý báu.

1
Thiếu tướng Hoàng Sâm

 

Cố  Trần Kỳ tên hoạt động cách mạng là Hoàng Sâm, con cố Trần Ngổng thôn thượng Phủ, nhà  nghèo 12 tuổi theo cha đi Lào được gặp các Đảng viên Đảng cộng sản giáo dục, được gặp Bác Hồ giao nhiệm vụ. Năm 1933 đã đứng vào hành ngũ của Đảng, ngày 22/12/1944 được cử làm đội trưởng tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1947, ông là một trong 10 người được phong quân hàm thiếu tướng. Ông đã ngã xuống khi làm nhiệm vụ tại mặt trận phía nam năm 1968 “cả nước ghi ơn một vùng đất Lệ Sơn, một dòng tộc Họ Trần đã sản sinh ra một con người ưu tú, một vị tướng tài ba, một tên tuổi đã ghi vào tên tuổi của núi sông đất nước.” (Hoàng Phúc, Báo Quảng Bình Xuân 2000).

Trên mặt trận mới, Trần Phương, một sĩ quan Quân  đội phi công Việt Nam lần đầu tiên cất cánh bạc Míc 17 đánh tan xác “con ma”, “thần sấm”  nhà trời của đế quốc Mỹ. Anh đã dũng cảm hy sinh, mưu trí dũng cảm dám lao thẳng vào máy bay địch trong một trấn chiến không cân sức năm 1968.

Những ngày Việt Nam đánh pháp, đánh Mỹ bên cạnh những hy sinh mất mát khác 105 liệt sỹ con em Lệ Sơn  đã cống hiến trọn cả cuộc đời cho Tổ  Quốc, cho quê hương xứ Lệ, 56 thương binh đã để lại một phần xương, thịt trên các chiến trường, hơn 700 gia đình được nhà nước tặng thưởng Huân chương, huy chương các loại. Trong đó cụ Trần Ngọ thôn Đình Miệu là người chiến sĩ quân đội thọc sâu bám chắc trong lòng địch được nhà nước phong tặng huân chương độc lập, là một trong sáu Huân chương độc lập tặng cho cán bộ Quân đội Quảng Bình trong dịp tổng kết công tác trên mặt trận đó.

Ở hậu phương nhân dân Lệ Sơn sản xuất giỏi mà đánh giặc cũng giỏi:

Anh Nguyễn Hiệt vác súng đuổi thù

Cụ  Trần Quyên góp biết mấy công phu

Xây dựng du kích, lập làng chiến đấu

Tên tuổi mẹ con lừng danh trên mặt báo

Vinh dự chiến công…………

(thơ  Thầy giáo Nam Đông -  Lương Ngọc Đệ viết vào những năm 50, khi giặc Pháp mở trận càn, đốt cháy 132 noóc nhà trong một buổi)

Đó là những dân quân du kích, những bà Mẹ Việt Nam anh hùng, đó là nhứng người dân hy sinh cống hiến thầm lặng trên mặt trận nông nghiệp như Cụ Phan Cật, Cụ Hoàng Nhồng, Cụ Lê Hòa, Cụ Trần Quyên, Cụ Lê Bồ, Cụ Lê Cán, Cụ Phan Đậu, Cụ Nguyễn Đang, Cụ Lương Chỉ, Mẹ Não, Mẹ Con…kể sao cho hết những việc làm của những con người cụ thể trong những ngày rực lửa anh hùng.

Những năm đánh giặc ngoại xâm, cũng là những ngày  “Diệt giặc đói” và “Diệt giặc dốt”. Những năm tháng ấy là những năm tháng mùa màng thất bát, giặc càn đi quét lại bắn phá cả ngày lẫn đêm, hạt gạo dành gởi ra chiến trường cơm chỉ để bồi dưỡng khoai lang là cơm bữa, quanh năm trồng rau, trồng khoai. Dù khoai lang là cơm bữa nhưng trong đầu họ nghĩ gì:

      Hai làng trên dưới dáng cân đai,
      Dòng dõi tiên rồng há phải ai,
      Bới  đất tìm vàng nhà kẻ khó,
      Trời xanh cảm động nắng mưa hoài.

Đến cái cảnh “Khoai bùi trong dạ” ấy mà vẫn lạc quan ! và họ lại càng lạc quan hơn trong “diệt giặc dốt” với tinh thần “một nong vàng không bằng một sàng chữ” người biết một chữ dạy cho người chưa biết chữ. Lớp học “Bình dân học vụ”, “Bổ túc văn hóa” được mở ra khắp thôn xóm, tiếng đánh vần vang lên lanh lãnh hòa nhịp với phong trào “Khắp nơi ca hát”, từ tiếng đàn đệm hát nhà trò của ông Phan Vinh, tiếng hát của mệ Hương, mệ Tý, mệ Cuộc đến các điệu hát múa tập thể “Yêu hòa bình Tổ Quốc của chúng ta” vừa xua tan mệt nhọc, vừa làm cho cảnh làng thêm đầm ấm vui tươi, vừa bồi dưỡng tinh thần kháng chiến.

Tác giả bài viết: Trần Quyến