Giếng chùa Phúc Tự, một dấu ấn văn hóa cần được khai thác

Mấy ngày gần đây, anh em có tâm huyết đã cùng nhau hướng về quê hương khi hay tin khôi phục lại giếng Chùa. Một công trình có ý nghĩa làm nền tảng cho những giá trị văn hóa của làng quê đã bị mai một.
  Bài viết theo quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của BBT và không mở chức năng bình luận.

Sau khi nhận được nhiều thông tin góp ý xung quanh chuyện khôi phục lại giếng chùa của làng. Trên quan điểm ủng hộ và góp ý chân thành của nhiều con em của địa phương. Để giúp cho công trình được sớm triển khai thực hiện và an toàn cho những câu chuyện về sau của nó. Với góc độ chuyên môn xin được có đôi lời gửi đến bạn đọc để anh em hiểu nhau hơn, trước trong và sau khi triển khai "giếng làng".
 

(ảnh có tính chất minh họa)

1. Giếng Chùa Phúc Tự, trước hết, nó là một phần không thể tách rời trong di sản văn hóa của chùa làng, nó là không gian kiến trúc ngoài trời gắn chặt mật thiết với kiến trúc chung của chùa Phúc Tự, nó là phần không thể thiếu trong yếu tố văn hóa của di tích tâm linh này.
Bởi vậy, sau khi có thông tin được "đầu tư" với quy mô lớn trong một không gian mở với chức năng của nó. Thì đây là vấn đề cần xem xét lại một cách nghiêm túc. Bởi diện tích chùa Phúc Tự có hơn 500 m2, trong khi đó, giếng chuẩn bị làm gần tương đương diện tích. Dù là không gian ngoài trời cũng không thể tách rời quy hoạch của Chùa, bởi vậy mong muốn anh em nên cân đối tương quan nếu sau này có điều kiện khôi phục lại Chùa Phúc tự.


2. Ngoài vai trò chủ thể về văn hóa cộng đồng. Là sự có mặt khi có xóm có làng và hình thành nên lề lối ăn ở, cũng như phong tục tập quán. Giếng Chùa còn có sứ mệnh tim mạch của cả làng, nó đã gắn với sinh mệnh chung cho toàn xã theo dòng chảy thời đại từ bao đời nay. Cái yếu tố cơ bản hình thành sự gắn kết và chung đúc linh khí, đã cùng dân làng vượt qua bao khó khăn thách thức để có được như ngày hôm nay. Nó không bao giờ tách rời chủ thể văn hóa đã cùng nó vượt qua bao thế kỷ, là các Cụ, các Mẹ, các Anh và tất cả các tuổi thơ ấu. Sách Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới viết: giếng tượng trưng cho sự dồi dào, sung mãn và cho nguồn gốc sự sống. Quẻ kép số 48 của Kinh Dịch gọi là Tỉnh (nghĩa là giếng). Trong đó, có lời chú "Tỉnh cải ấp bất cải tỉnh”, nghĩa là: Đổi làng chứ không đổi giếng..

Bởi vậy, khi nghe đưa thợ đâu đó về làm, có không ít anh em đã lên tiếng mong muốn, nên để dân góp tý sức vào không gian văn hóa này, mọi việc sẽ tốt lên rất nhiều.
Việc này cũng mong anh em cũng cần nghiên cứu xem xét
 
(ảnh có tính chất minh họa)
 
3.Trong truyện ngắn "Những chiếc ấm đất" của mình, nhà văn Nguyễn Tuân tài hoa, lịch lãm đã dành nhiều trang văn để cho cụ Sáu - nhân vật chính trong truyện đã có thâm niên gần 10 năm xin nước giếng chùa để pha trà hết lời ca ngợi cái "chất" nước giếng chùa. Qua đó, chúng ta hiểu được một phần cái ý vị, sự quan trọng và mật thiết của giếng đối với tâm thức của người Việt, giếng đã trở thành một biểu tượng độc đáo, thân thương.
Giếng luôn lan tỏa ra sự mát dịu, sự ngọt lành của nước, sự huyền bí của chiều sâu đáy giếng, cái tĩnh lặng và êm đềm của chính bản thân nó. Nên giếng có một giá trị văn hóa với sức sống lâu bền dẻo dai trong tầng tầng văn hóa của dân tộc. Lắng đọng trong suốt cuộc đời, qua nhiều thế kỉ, giếng là một biểu tượng văn hóa lộng lẫy, lấp lánh giá trị nhân văn, để cho chúng ta tìm tòi, suy ngẫm. Giếng có thể bị rêu phong và màu thời gian che phủ, nhưng từ trong sâu thẳm trái tim người Việt, cùng với mái chùa, cây đa thì giếng nước không bao giờ phai mờ và chẳng gì che lấp được
.

Cơ hội đến, nắm bắt nhanh là điều cần thiết, nhưng vội sẽ dẫn đến nhiều chuyện không hay, Và ai là người có nắm bắt, hay có tâm huyết đối với công trình xin hãy góp ý ngay bây giờ, đừng để khi làm xong rồi mời có ý kiến chê bai này kia là không được.


* MTQ: Là những người có điều kiện kinh tế và tâm huyết với quê hương


 

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ