Góp ý cho mục bảng vàng ghi danh trên trang tin langleson.net

Thông tin các danh nhân khoa bảng của làng Lệ Sơn và góp ý cho việc xây dựng dữ liệu bảng vàng ghi danh của tác giả Lê Trọng Đại
Khoa cử thời phong kiến của nước ta xưa dùng để tuyển chọn nhân tài ra làm quan. Nhà nước phong kiến có những qui định để vinh danh những người đỗ đạt. Ngoài việc đặt ra lệ “vinh qui bái tổ” thì còn có những nghi thức khác; từ thời Lê Thánh Tông bắt đầu có qui định các nho sinh đỗ Tiến sỹ được khắc tên trên bia đá để lưu danh muôn đời, họ còn được nhà vua mở yến tiệc chiêu đãi, cho đi thăm Hoàng thành ...

Ngoài ra, các sỹ tử thi đỗ Cử nhân trở lên đều được ghi tên ở bảng vàng. Việc trang web của làng có mục bảng vàng ghi danh để đưa tên các nhân vật khoa bảng của làng là một sáng kiến hay. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng danh sách đó cần phải được bổ sung thêm, ngoài các Cử nhân thời phong kiến thì cần đưa của các Tiến sỹ của nền giáo dục cách mạng là người Lệ Sơn.

Theo kết quả tra cứu thì Làng lệ Sơn chưa có người đỗ đại khoa (Tiến sỹ, Phó bảng) thời phong kiến. Theo số liệu có độ xác tín mà chúng tôi có được thì dưới các triều đại từ nhà Hậu Lê đến Mạc và Lê Trung hưng, Lệ Sơn mới có 3 nhân vật gồm Lê Văn Hành, Trần Cảnh Huống và Trần Đức Vượng đỗ học vị Cử nhân. Thời nhà Nguyễn, làng Lệ Sơn có thêm 12 cử nhân trong đó có 01 Giải nguyên và 2 Á nguyên. Cử nhân ban đầu được gọi là Hương Cống, đến năm Mậu tuất - tức năm Minh mạng thứ 9 (1828) bắt đầu đổi gọi Hương Cống là Cử nhân.

Xin nêu chính xác danh sách các cử nhân của làng thời phong kiến để Ban biên tập trang web làng bổ sung thêm vào bảng vàng. Chúng tôi cho rằng ở mục bảng vàng ghi danh cần đưa tên 3 nhân vật đỗ đạt cao lên trước (1 Giải nguyên và 02 Ánguyên). Dưới đây là danh sách các cử nhân người Lệ Sơn thời phong kiến.

 
TT HỌ VÀ TÊN KHOA THI THỨ HẠNG CHỨC TƯỚC
1 Lê Văn Hành Lê Nhân Tông, đỗ Hương Cống   Quốc tử giám giám sinh
2 Trần Cảnh Huống Lê Nhân Tông, đỗ Hương Cống   Quốc tử giám giám sinh- Đại học sỹ
3 Trần Quốc Vượng Lê Thuần Tông năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740),đỗ Hương Cống    
4 Phan Nhật Thạnh
(Khai khoa cho
 làng thời Nguyễn)
Gia Long thứ 19 (1818) đỗ Hương Cống, Đứng thứ tư / 17  cữ nhân trường thi Trực lệ (sau đổi là trường thi Thừa Thiên  
5 Lê Huệ
(Khai khoa cho làng thời Nguyễn)
Gia Long thứ 19 (1818), đỗ Hương Cống Đứng thứ năm/ 17  cữ nhân trường thi Trực lệ Tri huyện Thụy Anh
 
6 Lê Huy Côn Minh Mạng thứ 6 (1825), đỗ Hương Cống Á nguyên Đứng thứ hai Lang trung bộ  Công
7 Lê Tập
(chú)
Minh Mạng thứ 9 (1828), bắt đầu  đổi Hương Cống sang gọi là Cử nhân Giải nguyên, đứng thứ nhất Án sát tỉnh Quảng Nam
8 Lê Tư Duệ
(cháu)
Minh Mạng thứ 9 (1828), đỗ Cử nhân đứng thứ tư Bố chính tỉnh An Giang
9 Nguyễn Khuê (Nguyễn Chính), gốc là người làng Yên Trung, La Sơn, Nghệ An đến định cư tại Lệ Sơn Minh Mạng thứ 15 (1834), đỗ Cử nhân  đứng thứ sáu Đồng Tri phủ
10 Lê Duy Dần Minh Mạng thứ 18 (1837) đứng thứ 19/32 người đỗ cử nhân Tuần vũ
11 Nguyễn Duy Tân Thiệu trị  thứ 2 (1842) Đứng 28/38 Phó Quản đạo
12 Nguyễn Thế An Thiệu trị  thứ 3 (1843) Đứng 18/39  
13 Lê Huy Tuân (con trai Lê Huy Côn) Thiệu trị  thứ 7 (1847) Đứng thứ 37/46 Án sát tỉnh Thanh Hóa
14 Lương Duy Chí Tự Đức thứ 11(1858) Đứng thứ 8/22 Tri phủ Vĩnh Tường
15 Lương Nhị Tự Đức thứ 35 (18820 Á nguyên  (đứng thứ hai/31) Đốc Học Quảng Bình
  
      Riêng trường hợp Cố Lê Bính có phải là cử nhân Pháp học hay không ? Điều này nhờ chú Vệ tra cứu lại xem nhé. Bởi vì trong Quốc triều Hương khoa lục của Cao Toàn Dục, là cuốn sách liệt kê danh sách cử nhân của tất cả các khoa thi Hương dưới Vương triều Nguyễn, bắt đầu từ năm Gia Long thứ 6 đến năm Khải Định thứ 3(1919) - kỳ thi Nho học cuối cùng mà không thấy tên của Cố Lê Bính.

Danh sách các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ của làng chúng tôi nắm được cho đến hiện nay gồm:

 
TT HỌ VÀ TÊN HỌC HÀM, HỌC VỊ CHUYÊN NGÀNH GHI CHÚ
1 Lương Duy Thứ Giáo sư Văn học Trưởng khoa Ngữ Văn Trung Quốc
2 Lương Duy Trung Phó Giáo sư Văn học Đại Học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh
3 Lương Ngọc Thế Phó Giáo sư -Tiến sỹ Hóa Học Trưởng phòng Đào tạo
4 Nguyễn Tư Thế Phó Giáo sư -Tiến sỹ - Bác sỹ Y khoa (Tai  mũi họng) Trưởng khoa
5 Trần Vĩnh Tường Phó Giáo sư -Tiến sỹ Giáo dục Lịch sử Trưởng khoa Lịch sử, Trưởng phòng khoa học – Sau đại học
6 Lương Ngọc Bính Phó Giáo sư -Tiến sỹ Văn học Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Huế
7 Lê Tiến Dũng Phó Giáo sư -Tiến sỹ Văn học Phó trưởng khoa Văn học & Ngôn ngữ
8 Nguyễn Hữu Điểu Phó Giáo sư -Tiến sỹ Hóa học CBGD Đại học Vinh
9 Lê Duy Bách Tiến sỹ KH Địa chất Chuyên viên CC Chính phủ
10 Trần Xuân Lài Tién sỹ   Viện giồng cây trồng, Bộ NN-PTNT
11 Lê Thị Thanh Hòa Tiến sỹ Sử học Viện sử học
 

Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại