Bông hoa tình nguyện

Nhân kỷ niệm 39 năm ngày 30/4/1975. Trang tin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu. Ở thôn Thượng Phủ, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Chiến tranh đã lùi về quá khứ, 39 năm kể từ ngày cánh cửa dinh Độc lập bị húc đổ. Hàng vạn chiến công anh dũng bất khuất của quân và dân Việt Nam đã được Đảng nhà nước tôn vinh và được đời đời nhắc đến. Nhưng trong những chiến công vang dội ấy, ít ai biết đến những gian khổ, những hi sinh mất mát của các chiến sỹ tiểu đoàn 3, đoàn 968 Bộ Tư lệnh 559. Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.
Chiến công thầm lặng của họ đã góp phần tô thắm ngọn cờ vẻ vang của Đảng, làm nức lòng nhân dân cách mạng Lào, thắm tình đoàn kết anh em hữu nghị Việt Lào.

 

Tác giả Trần Ngọc Châu
 
Từ một đơn vị chủ lực của trung đoàn 270 thuộc quân khu 4, đóng quân trên xã Vĩnh Tú, Vĩnh Linh Quảng Trị. Năm 1965 tiểu đoàn 3 được thành lập để lên đường nhận nhiệm vụ mới. Họ là những chàng trai 18 đôi mươi khỏe mạnh đầy nhiệt huyết (phần đông là giáo viên và học sinh cấp 3 nhập ngũ) .Trong thời chiến,  nhiều thanh niên có trình độ như vậy không phải nhiều. Bởi họ được tuyển chọn để thành lập một tiểu đoàn để làm nhiệm vụ đặc biệt. Tình nguyện giúp bạn Lào và bảo vệ hành lang tuyến đường Trường Sơn huyền thoại đi qua đất bạn Lào.

Hơn hai tháng hành quân vượt Trường sơn với bao suối sâu đèo dốc, ngày đêm vật lộn với mưa rừng sên vắt, dưới nhiều làn mưa đạn của kẻ thù. Đầu năm 1966 Đơn vị đến vùng nam đất bạn Lào chưa kịp làm quen với môi trường mới, chưa kịp nghỉ ngơi, đơn vị đã chạm trán với một lực lượng địch khét tiếng, đông hơn ta nhiều lần. Sau 3 ngày chiến đấu dũng cảm và khốc liệt. Tiểu đoàn 3 bộ đội tình nguyện Lào đã diệt 450 tên bắt sống 370 tên làm tê liệt một lực lượng lớn kẻ thù ở vùng nam lào. Ngăn chặn âm mưu phá hoại đường trường sơn của ta. Thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn, gây được niềm tin yêu sâu sắc, sự kính trọng và cả nể phục vủa nhân dân Lào đối với bộ đội Việt Nam. Chiến công của tiểu đoàn 3 đã được Bác Hồ tặng danh hiệu: “Bông hoa tình nguyện”. Được Quân ủy Trung ương. BQP và đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư khen ngợi.
Sau khi bị tiểu đoàn 3 đánh tơi tả. Bọn địch cay cú tìm cách trả thù. Từ đó tiểu đoàn 3 phải rút vào rừng hoạt động, khó khăn thiếu thốn tăng lên gấp bộ, các nguồn tiếp tế không có, nên Anh em phải ăn rau củ rừng thay cơ,. Sốt rét hành hạ, miệng lở loét. Rắn độc hổ dữ thường xuyên đe dọa…

Tại đồn Phúc – Phô. 3 chiến sĩ đi trinh sát, phải ngâm mình dưới nước để che mắt địch, đã bị đỉa cắn chết 2 người, đồng chí Phan quê Thanh hóa may mắn sống sót vì được đơn vị cứu chữa kịp thời, nhưng cũng để lại trên mình hơn 270 nốt cắn. Những trận mưa rừng xối xả, nước băng rừng hàng mấy ngày. Bộ đội ta phải trèo cây tránh lũ trong sự vây ráp của kẻ thù.. Hàng ngày các Anh phải giáp mặt với kẻ thù trong hoàn cảnh thiếu thốn. Tiểu đoàn 3 đảm nhận đánh địch vùng thị xã Atôpư và khu vực hạn Lào nên thường xuyên di chuyển, đâu có địch là đến không kể núi cao hiểm trở. Có cao điểm như LS 165. 166.167, phải vượt vách đá dựng đứng cả ngày mới đến chốt (trên cao nguyên Bô Lô Ven)

Dọc đường hành quân áp sát. Quân thù, tiểu đoàn 3 mà đơn vị chủ lực là đại đội 2 đã chiến đấu hàng trăm trận với kẻ thù. Những địa danh gắn liền với những chiến công của các Anh như: Sân bay Thà Hin Tek, thị xã Mường Mày, Atôpư, sông Xê Ka Mán, bản Chiêng, đồn Phù Nọi, bản Na Ca Nhao, bản In Thi, Bản Huội Tiêu, bản Hôm, bản Koong Hăng, bản Úc, bản Hà Thị Cày…
Nhiều tấm gương đã dũng cảm hi sinh như Liệt sĩ Trần Xuân Hinh. Thôn Thượng phủ xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình. Đào Ngọc Bích (Nam Định) Chu Đình Hoạt (Thanh Hóa)….Nhiều người sống sót trở về mang trên mình đầy thương tích, như Bác Quá (Thanh Hóa), người đã một mình chiến đấu với cả trung đội địch khi cả tiểu đội hi sinh. Như Bác Trần Sĩ Lừa (Nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Trị. Không bao giờ chịu lùi bước trước quân thù, cùng với đồng đội như Anh Hối, Anh Kính, Anh Dũng, Anh Bé, Anh Uyên…. Đã cùng đơn vị viết lên những vết son chói lọi trong lịch sử chiến trường Nam Lào.
Góp phần bảo vệ vững chắc tuyến hành lang Trường sơn, giải phóng vùng Nam Lào..
Tại sân bay Mường Mày, nơi các Anh đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng, Chính phủ Lào đã cho xây dựng tượng đài bộ đội tình nguyện Lào. Để tri ân các anh hùng và ghi nhớ công lao của các chiến sĩ quân giải phóng Việt Nam.
Năm 1968. Tiểu đoàn 3 đã được Đảng và chính phủ tặng danh hiệu cao quý. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Tháng 3 năm 1975. Đơn vị được lệnh rút về Tây Nguyên, được Quân ủy TW giao nhiệm vụ cao cả, , nổ phát súng đầu tiên tại Tây Nguyên, mở màn chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột và chiến dịch HCM vĩ đại.
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ, cuộc sống biết bao đổi thay. Mỗi người cùng chiến hào năm xưa về với quê hương mỗi người mỗi hoàn cảnh. Nhưng các Anh vẫn thường xuyên tụ họp. gặp mặt ôn lại kỷ niệm xưa. Giúp đỡ các gia đình có con em đã hi sinh, chăm sóc mẹ già và những đồng đội khó khăn.. Một lần nữa các Anh lại thể hiện phẩm chất cao quý của anh bộ đội cụ Hồ. Họ là hiện thân sáng ngời của đạo đức cách mạng trong mọi thời đại.


Ghi theo lời kể của Bác Trần Sĩ Lừa, nguyên thiếu tướng chỉ huy trưởng BCH quân sự tỉnh Quảng Trị vay về hưu tại thị xã Đông Hà. Bác Trần Văn Hối, nguyên Ban tổ chức tỉnh Bình Trị Thiên nay về hưu tại Cửa Việt. bác Lê Văn Quá nay về hưu tại Hoằng Hóa Thanh Hóa


 

Tác giả bài viết: Trần Ngọc Châu