Nhớ về những thế hệ trồng người trên quê hương

Nhân ngày Hiến chương nhà giáo 20/11, báo làng trân trọng giới thiệu bài viết của Cô giáo Lương Thị Lợi nhằm tri ân đến các thế hệ nhà giáo nói chung và nhớ đến các bậc cha anh người Lệ Sơn, đã dìu dắt , hướng "sự nghiệp trồng người" cho con em xã Văn Hóa được lưu danh là Làng nhà giáo như ngày hôm nay.


Báo đặc san Giáo dục & đào tạo tỉnh Quảng Bình đăng nhân ngày sự kiên 20/11

Theo luân lý của Nho giáo. Quân Sư Phụ. Là muốn nói đến Trên hết là vua, kế đó là Thầy dạy học, sau mới đến Cha. Thời xưa, đặt sự quí trọng Thầy hơn Cha một bậc. Cha mẹ thì sinh ra con, Thầy thì dạy cho con hiểu biết đạo lý, khôn ngoàn tài giỏi hơn người. Cũng chính vì vậy mà Ông Loan Cung Tử có viết rằng: Dân sinh ư tam sự chi như nhứt: Phụ sinh chi, Sư giáo chi, Quân tự chi. Nghĩa là: Người ta sinh ra, có ba người phải thờ kính như một là: Cha sinh, Thầy dạy, Vua nuôi. Không cha thì không sinh, không nuôi thì không lớn, không dạy thì không biết.


Những thế hệ Cô Thầy ở làng Lệ Sơn đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp “Trồng người” của nước nhà. Không biết giờ này ....? Nguồn ảnh.Lê Khôi

Hôm nay trong không khí đổi mới của đất nước nói chung và toàn nghành giáo dục nói riêng. Nhìn lại những mốc son của lịch sử nước nhà từ khi có bình dân học vụ và cho đến ngày sau khi đất nước thống nhất, nhìn lại tiếng ê a của con trẻ mới biết đọc biết viết cho đến những tấm huy chương quốc tế về sự thành công của giáo dục Việt Nam hôm nay. Và cũng nhìn lại những thế hệ Thầy Cô giáo đã hi sinh gian khổ để đến những vùng cao xa xôi gieo sự nghiệp trồng người. Giữa những ngày đầu đông, ngày mà bất kỳ ai cũng nhớ đến những người Thầy Cô đã gắn một đời mình với “bụi phấn”, và bất kỳ ai đều không khỏi không “qua sông” để trưởng thành.

    Nét đẹp truyền thống của ngày "Tôn sư trọng đạo" có từ ngàn xưa ấy đã và đang được các thế hệ “Tri ân”. Và được phát huy bằng những nỗ lực kế nghiệp của các thế hệ. Nhớ đến các Thầy Cô nay ai còn ai mất. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngày lễ lớn của các Thầy giáo Cô giáo đang đến gần, bằng những tình cảm thiêng liêng hướng tới các Thầy Cô, những người đã từng dạy dỗ, dìu dắt mình với những tình cảm kính yêu , thiêng liêng và trân trọng.

    Bao la nghĩa tình Thầy trò, tôi muốn viết đến một nơi, mà ở đó đã có từ ngàn xưa, một vùng sơn cước có 99 ngon núi quanh năm soi bóng xuống dòng linh Giang xanh thẳm, nơi mà nổi tiếng với làng văn vật đứng đầu bát danh hương của Quảng Bình. Một nơi  được xếp hạng đầu tỉnh về chữ Dạy và Học. Cũng giống như bao làng và bao miền quê khác trong tỉnh, khó khăn giáp hạt tưởng có lúc tưởng chừng không qua nổi, nhưng bằng ý chí tự cường và sự khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức, những người Thầy người Cô nơi đây luôn chăm lo việc dạy và học, coi “nong vàng không bằng sàng chữ”, để truyền dạy cho các thế hệ lớn lên trưởng thành, góp phần vào sự nghiệp khai trí cho toàn xã hội.

    Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, trải qua các cuộc kháng chiến, mặc dù đói nghèo, gian khổ hy sinh, nhưng các thế hệ người dân nơi đây vẫn tiếp nối truyền thống hiếu học. Các thế hệ xưa, tuy không có nhiều người đỗ đạt cao trong các khoa thi, không có nhiều người ra làm quan to trong triều đình như nhiều làng khác, nhưng nơi đây từ rất lâu đã có trình độ dân trí rất cao. Hầu như tất cả nam, phụ, lão, ấu của làng đều tinh thông Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám. Có thể nói, từ thời phong kiến, ở đây đã được xem như xóa nạn mù chữ. Do ảnh hưởng lớn của Nho gia và các bậc túc nho, mà nơi này đã sớm hình thành những quan điểm, tư tưởng có tính nhân văn cao cả, và cũng vì lẽ đó đã góp phần hình thành nên những nếp nghĩ, cách hành động rất kính trọng đối với người Thầy, người Cô.


    Khác với nhiều nơi khác trong vùng. Người dân nơi đây chỉ thuần nông cơm bữa đói bữa no.  Mấy mươi năm về trước, chứng kiến nhiều Thầy Cô giáo nấu cơm cho trò ăn, mang áo mưa đưa học sinh về trong giá rét. Trong sự nghĩ suy của người dân nơi đây, người dân gửi gắm tất cả con cái cho Thầy Cô bởi nhiều lẽ, nhưng trong đó phương pháp sư phạm truyền thống đã tạo nên kỷ cương tuân phục tuyệt đối của trò đối với Thầy và thể hiện sự trong sáng trong quan hệ Thầy trò, một nét đẹp văn hóa đã được hình thành và gìn giữ hàng trăm năm qua tại nơi này.

Trong tâm thức của mỗi gia đình, người Thầy không chỉ là hình mẫu để mọi người vươn tới mà còn là cứu cánh, là nơi họ gửi gắm niềm tin về lẽ phải và xây dựng hoài bãocho con cái họ trong quá trình lớn khôn. Bởi vậy, cho đến hôm nay khi nói về làng thầy giáo trong cả nước, thì người ta lại nói đến nơi đây. Văn hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình. Một làng đúng như tên gọi của nó. Tình cảm Thầy trò chan chứa mật thiết như cha con ruột thịt đã hình thành nơi đây từ rất sớm. Gia đình và trò thường xuyên thăm hỏi lúc Thầy còn sống, về thăm và tạ ơn Thầy khi đỗ đạt hiển danh, chịu tang và tổ chức tang lễ khi Thầy qua đời, nếu Thầy không có người thờ cúng thì nhiều học trò cùng góp tiền xây dựng nhà thờ. Thật tự hào làm sao khi nhà Giáo được thế hệ các học trò kính yêu đến vậy.

    Tình yêu thương, sự quan tâm vô điều kiện của Thầy Cô thật thiêng liêng như những người cha, người mẹ thân yêu. Vẫn có những đứa học trò bướng bỉnh, nghịch ngợm đã không biết bao nhiêu lần làm buồn lòng Thầy Cô, nhưng Thầy Cô vẫn dành cho trò một tình yêu vô điều kiện, luôn hi vọng, tin tưởng vào trò nhỏ sau này sẽ thành đạt, sẽ trưởng thành.

    Cuộc đời của mỗi người như một dòng sông chảy xuôi theo dòng thời gian. Dòng sông ấy có êm đềm hay đầy ghềnh thác, sóng gió, dòng sông ấy đưa ta đến đầu nguồn hạnh phúc, bến đò vinh quang hay không chính là nhờ một phần ở những người lái đò thầm lặng, lặng lẽ. Họ là những người Thầy, người Cô rất mực khả kính, những người dành cuộc đời mình tận tụy, chắt chiu từng giọt tinh hoa của nhân loại, làm thành mật ngọt tri thức nuôi dưỡng chúng ta trở thành những người có ích cho đời.

    Nhân ngày 20/11, Thế hệ kế nghiệp Thầy Cô đang chuyển tải đạo nghĩa để thay lời “Tri ân” cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô!

Biên tập & Hiệu đính: Lê Hồng Vệ
 

Tác giả bài viết: Cô Giáo Lương Thị Lợi