Địa chí Làng Lệ Sơn và những người trong cuộc ( Phần 1)

Thông tin về người trong cuộc và những trao đổi về công việc đang thực hiện của nhóm soạn thảo công trình Địa chí Làng Lệ Sơn
Bài viết liên quan đã đăng:
1. Thư ngỏ về việc nghiên cứu, biên soạn công trình “Địa chí làng Lệ Sơn”
2. Thư cảm ơn và những quan điểm trong quá trình thực hiện công trình Địa chí làng Lệ Sơn

PHẦN 1. VÀI NÉT VỀ NGƯỜI CHỦ BIÊN CUỐN "ĐỊA CHÍ LÀNG LỆ SƠN"
 

Thạc sỹ Lê Trọng Đại (thứ 2 tính từ bên trái) và Thạc sỹ  Lương Hồng Văn ( thứ 3, hàng đầu)

Anh Lê Trọng Đại, Thạc sỹ Lịch sử, hiện là Quyền Trưởng bộ môn Lịch sử, Thư viện thông tin, Công tác xã hội Khoa Xã hội - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình là người trực tiếp chịu trách nhiệm về mặt nội dung cũng như chịu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện công trình Địa chí Làng Lệ Sơn. Dưới đây là thông tin chi tiết về chuyên môn, quá trình công tác của Thạc sỹ Lê Trọng Đại

LÝ LỊCH KHOA HỌC
 
       
       Ảnh
     (3 x4)
Họ, tên Lê Trọng Đại
Năm sinh 1963
Đơn vị công tác Khoa Xã hội - Du lịch, Trường Đ H Quảng Bình
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sư phạm Lịch sử.   Tại: ĐHSP Huế
Học vị
Chuyên ngành
Thạc sỹ .       Năm: 2004
Lịch sử thế giới cận - hiện đại                            
Chức danh khoa học Thạc sỹ Lịch sử.    Năm công nhận: 2004
Lĩnh vực nghiên cứu Lịch sử Thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương, Văn hóa Việt Nam, Văn hóa Quảng Bình, Giáo dục lịch sử
Địa chỉ liên hệ Khoa Xã hội - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình
Email letrongdaidhqb@gmail.com
Điện thoại 0987358056
Quá trình giảng dạy và công tác
  • Từ 1997 đến 2006 là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình
  • Từ 2006 đến nay là giảng viên Trường  Đại học Quảng Bình
  • Năm 2008 đến nay là Trưởng bộ môn Lịch sử trường Đại học Quảng Bình
 Công trình khoa học
  1. Đề tài NCKH:
+ Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để dạy học lịch sử dân tộc nội khóa trong chương trình lớp 6 trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Đề tài khoa học cấp cơ sở, trường CĐSP Quảng Bình. (Chủ nhiêm với sự tham gia của  ThS Lê Thị Mùi) năm 2004

 +  Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử nội khóa lớp 7 trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Đề tài khoa học cấp cơ sở, trường CĐSP Quảng Bình. (Tham gia với ThS Lê Thị Mùi) năm 2006.

+ Nghiên cứu tiềm năng văn hóa du lịch dọc đường 12 và trục đường Xuyên Á đoạn Quảng bình Hà Tĩnh đề phát triển kinh tế du lịch. (tham gia đề tài  trọng điểm) của nhóm tác giả Khoa Xã hội- Du lịch - Kinh tế, 2010- 2011

+ Phong trào cần vương Quảng Bình những nét chung và riêng, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Sư phạm Huế tháng 5/1997.

+ Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ,   Đại học Huế tháng 11/2004.
  1. Bài báo khoa học:
1) Lê Trọng Đại (2002.) "Một số tiêu chí xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình", Kỷ yếu. Hội thảo khoa học cấp tỉnh về việc xác định ngày thành lập tỉnh Quảng Bình.

 2) Lê Trọng Đại (8/2008.), "Phác thảo một số giải pháp nhằm khai thác các dịch vụ văn hoá - du lịch cận hành lang Đông - Tây giữa ba nước Việt Nam, Lào và Thái Lan (từ Đồng Hới đi Viên Chăn, Băng Cốc)", Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại học Sakon Nakhon Phanom lần thứ nhất.

3) Lê Trọng Đại (2008), "Tiếp cận thơ Hoàng Quang Thuận từ phương diện sử học." Số đặc biệt tháng 6 / 2008. Báo An ninh thế giới

4) Lê Trọng Đại (2008) "Đổi mới phương pháp đánh giá trong đổi mới phương pháp dạy học", Tạp chí Dạy học ngày nay số tháng 6/2008.

5) Lê Trọng Đại (2009) "Tìm lời giải cho bài toán đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Đổi mới PPDH đại học trong đào tạo theo HT tín chỉ" tại ĐHSP. Đại học Huế

6) Lê Trọng Đại (2009), "Những điểm tương đồng trong Văn hóa Việt Nam - Thái Lan, cái nhìn đối sánh". Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại học Sakon Nakhon Phanom lần thứ hai tháng 9/2009.

 7) Lê Trọng Đại (2009), "Khai thác lợi thế văn hóa Việt Nam- Thái Lan để phát triển kinh tế - xã hội". Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc tại Đại học Sài Gòn

8) Lê Trọng Đại (2010), "Khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn hiện nay- một hướng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế -xã hội", Kỷ yếu Hội thảo NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Huế

9) Lê Trọng Đại (2011) "Những điểm tương đồng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng Tôn Trung Sơn", Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc tại Đại học Sài Gòn tháng 6/2011. 

10) Lê Trọng Đại (2012), “Cao thượng Chí – Trợ thủ đắc lực của Đề đốc Lê Trực” Kỷ yếu Hội thảo quôc gia về Danh nhân Quảng Bình, tháng 7 /2012.

11) Lê Trọng Đại (2012) Tiếp cận một số sự kiện trong quan hệ quốc tế hậu chiến tranh lạnh liên quan đến Việt Nam” Tạp chí Khoa học- Công nghệ Trường Đại học Quảng Bình số 1 năm 2012.

12) Lê Trọng Đại, Đinh Biên Thùy, Phạm Xuân Lực, “Nguyễn Tú- Những đóng góp về lịch sử và Văn hóa” Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên toàn quốc tháng 10/ 2012 (Nghiên cứu chuyên sâu về địa chí của Nguyễn Tú.)

+ Biên tập và thư ký Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tháng 6/ 2011        
Sách và giáo trình
Giảng dạy các học phần
Lịch sử thế giới hiện đại
Lịch sử Việt Nam hiện đại
Lịch sử địa phương và PP nghiên cứu lịch sử địa phương
Lý luận và PP Dạy học lịch sử
Lịch sử tư tưởng Việt Nam
Lịch sử Văn minh thế giới
Dân tộc học đại cương
Nhân học đại cương
Cơ sở tự nhiên và xã hội (phần lịch sử)
Khảo cổ học
Chuyên đề Hậu phương cách mạng trong chiến tranh Việt Nam 1945-1975
Văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam
Phương pháp luận sử học
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
Chuyên đề Làng xã Việt Nam

PHẦN 2. TRAO ĐỔI THÊM THÔNG TIN CHO BẠN ĐỌC VỀ VIỆC THỰC HIỆN ĐỊA CHÍ LÀNG LỆ SƠN
(Đón đọc kỳ sau)

Tác giả bài viết: Ban biên tập (Nguồn do nhóm soạn thảo cung cấp)