Các danh nhân khoa bảng, quan chức thời phong kiến và các cán bộ trung, cao cấp từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay của Lương Tộc Đại Tôn ở Làng Lệ Sơn (Phần 1)

Thông tin về các danh nhân khoa bảng, quan chức thời phong kiến và các cán bộ trung, cao cấp từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay của Lương Tộc Đại Tôn ở Làng Lệ Sơn do Ông Lương Xuân Lai và Th.sỹ Lê Trọng Đại tập hợp
CÁC DANH NHÂN KHOA BẢNG, QUAN CHỨC THỜI PHONG KIẾN VÀ CÁC CÁN BỘ TRUNG, CAO CẤP TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 CỦA LƯƠNG TỘC ĐẠI TÔN LÀNG LỆ SƠN - TUYÊN HÓA  - QUẢNG BÌNH

 
Tác giả Lương Xuân Lai và Lê Trọng Đại tập hợp
 
PHẦN 1. CÁC QUAN VÕ LƯƠNG TỘC ĐẠI TÔN THỜI PHONG KIẾN

+ Đời thứ tư:
1) Cố Lương Văn Huỳnh - Quản lãnh, được phong tước Vân đô tín  thường gọi là cố Vân.
2) Cố Lương văn Ngàn - Quản lãnh được phong Trung tín tử nên thường được gọi là cố Trung

+ Đời thứ sáu:
3) Cố Lương phủ quân (không rõ tên) Tráng tiết Tướng quân thường gọi là cố Lâm
4) Cố Lương phủ quân (không rõ tên) Vệ úy thường gọi là cố Vệ.

+ Đời thứ bảy:
5) Cố Lương Quốc Thiện giữ chức Phấn lực Tướng quân tước Thiện võ hầu.
6) Cố Lương Quốc Mậu giữ chức Phấn lực Tướng quân

+ Đời thứ chín:
7) Cố Lương Bá Đương, Thủy sư Đội trưởng Biện Lại
8) Cố Lương Doãn Địch giữ - Chánh Lãnh binh phong trào Cần vương là phụ tá đắc lực của Đề đốc Lê Trực trong công cuộc phò tá vua Hàm Nghi chống Pháp ở vùng rừng núi Tuyên Hóa những năm 1886-1888;
9) Cố Lương Bá Bi - Chánh Vệ úy Ninh Bình.
10) Cố Lương Tựu giữ chức Phó Đề đốc Hải Yên

+ Đời thứ 10:
11) Cố Lương Phủ quân (không rõ tên) Tráng tiết Tướng quân - Thiên hộ chức

+ Đời thứ 11:
12) Cố Lương Viết Ngãi, hàm Cửu phẩm - Đội trưởng

+ Đời thứ 12:
13) Cố Lương Truyền - hàm Bát phẩm - Đội trưởng
14) Cố Lương Chỉ - Suất Đội lính khố Đỏ
15) Cố Lương Khắc Thuận - Suất Đội lính khố Xanh


PHẦN 2. CÁC QUAN VĂN VÀ KHOA BẢNG LƯƠNG TỘC ĐẠI TÔN THỜI PHONG KIẾN

+ Đời thứ tư:
  1. Cố Lương Huệ được phong tước Huệ võ hầu
+ Đời thứ năm:
  1. Cố Lương Tứ Sỹ (Cố Thụy) được phong tước Thụy Tường hầu
  2. Cố Lương Tuấn Tú (Cố Triêm) được phong tước Triêm Đình hầu
+ Đời thứ bảy:
  1. Cố Lương Văn Đấu giữ chức Lang Trung - Huyện thừa thường gọi là cố Huyện
+ Đời thứ tám:
  1. Cố Lương phủ quân (không rõ tên) được phong tước Truật đức hầu thường gọi là cố Truật
  2. Cố Lương Tú Thành (tú tài), giữ chức Hành tẩu bộ Hình
+ Đời thứ mười:
  1. Cố Lương Cảnh được phong tước Viên Tư
  2. Cố Lương Tuấn Triết đỗ Tú tài
  3. Cố Lương Khắc Tuấn giữ chức Chánh Tổng
  4.  Cố Lương Văn Giao làm Thư lại
  5.  Cố Lương Ngọc Nhụy (Lương Nhị) đỗ Cử nhân - Á Nguyên kì thi Hương, khoa Nhâm Ngọ năm Tự Đức thứ 35 (1882). Cố Lương Nhị làm quan đến chức Đốc học Quảng Bình
  6.  Cố Lương Duy Chí đỗ Cử nhân khoa Mậu Ngọ năm Tự Đức thứ 11 (1858). Cố làm quan đến chức Tri phủ, thường gọi là Tri phủ Vĩnh Tường
+ Đời thứ 11:
  1.  Cố Lương Khắc Tề - Thư lại
  2.  Cố Lương Trọng Quýnh đỗ Tú tài, được ban tước Hàn lâm viện Đãi chiếu
  3.  Cố Lương phủ quân (không rõ tên) - Thư lại
  4.  Cố Lương Trọng Khải được ban tước Cửu phẩm Văn giai
  5.  Cố Lương Xuân Bảng giữ chức Đề Lại huyện Cẩm Thủy, được phong tước Hàn lâm viện Kiểm thảo
  6.  Cố Lương Trọng Hiến - Trợ giáo được ban tước Cửu phẩm Văn giai
  7.  Cố Lương Duy Đệ - Phó Tổng được ban tước Cửu phẩm Văn giai
+ Đời thứ 12:
  1.  Cố Lương Chất - Lý trưởng
  2.  Cố Lương Trọng Mại - Phó tổng được ban tước Cửu phẩm
  3.  Cố Lương Duy Mại - Lý Trưởng
(Còn tiếp ...)

Tác giả bài viết: Lương Xuân Lai