Tục bắt cheo đám cưới xưa ở Lệ Sơn

Bài viết vê "Tục bắt cheo đám cưới xưa ở Lệ Sơn" của tác giả Lê Trọng Đại
Nghiên cứu văn hóa của làng Lệ Sơn chúng tôi thấy rằng ngoài thành tích về khoa bảng thì Lệ Sơn còn có khá nhiều đặc trưng văn hóa nổi bật khác để được người xưa tôn vinh đứng đầu “Bát danh hương của tỉnh Quảng Bình”. Bắt cheo đÁm cưới có lẽ là một trong 8 phong tục đặc sắc của Lệ Sơn thể hiện sự uyên bác của các bậc túc nho Lệ Sơn. (Nhà thơ Trần Mạnh Đàn có thời gian làm Tri huyện Tuyên Hóa đã ca ngợi:
 
“Tám lần phong tục dư thuần hậu
Bốn chỗ danh hương đứng trước tiên”.
        
Xin giới thiệu cùng bà con 2 mẫu chuyện dưới đây để minh chứng cho nét đẹp văn hóa nói trên của Lệ Sơn:

1. Cô Lê Thị Thắng là con giá đầu lòng của ông Hương Thắng được gả cho trai  làng Uyên Trừng. Khi nhà trai (từ Châu Hóa) về Lệ Sơn rước dâu thì Cụ Lý Huề (bác thúc bác của cô dâu) đã ra vế đối sau:

                                “Núi Lệ tha hồ chim thỏ thẻ”
         Nhà trai ở đã đối lại như sau:
                            “Bể Trừng mặc sức cá tung tăng”.

Xin chú thích thêm đối chút để bạn đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu đối trên: Vế thứ nhất ca ngợi vẽ đẹp của núi Lệ Sơn và cũng là nét dịu dàng của người con gái Lệ Sơn. Vế thứ hai “Bể Trừng là lấy địa danh của Uyên Trừng để đối lại với núi Lệ ở vế trên. Xét về mặt từ ngữ thì chinh (núi đối với biển) song về ý thì chưa đạt bởi núi Lệ là địa danh có thực của Lệ Sơn còn Bể Trừng thì không có ở Uyên Trừng. Tôi nghĩ nếu đổi chữ “bể” thành “sông” thì hay hơn vì có thể chỉ đoạn sông Gianh qua Uyên Trừng là sông Trừng. Các ý còn lại khác thì rất chỉnh và cũng rất hay: “tha hồ” đối với “mặc sức”, “chim thỏ thẻ” đối với “cá tung tăng”.  

2. Người con gái thứ hai của ông Hương Thắng được gả cho trai làng Mã Thượng. Khi đến nhà trai đến rước dâu ở Lệ Sơn cũng được Cụ Quýt ra bài thơ đối khá hóc búa sau đây:
       
“Đường trường tựa ngựa nỏ lo chi
 Ân phận đôi ta đố ngộ kỳ
 Lệ thế đào cao bông hồng thắm
Thượng đường quế thể cảnh xanh rì
Trai tài tri kỷ yêu nhiều lúc
Liễu yếu tương đương cốt một thì
Khắn vắn trăm năm non mòn cũng
Đường trường tự ngựa nỏ lo chi”.
        

Bài thứ hai này không thấy có thơ đối lại của làng Mã Thượng (nay thuộc Nam Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa). Nỡi đoàn rước dâu của làng Mã Thượng do không đối được bài thơ này nên phải nộp tiền cheo để được thông quan./.

Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại