Tản mạn đôi điều về nét đẹp của người Lệ Sơn

Bài viết của tác giả Phan Xuân Linh về những nét đẹp của người Lệ Sơn xưa và nay
Tôi xin bắt đầu bài viết của mình bằng những câu chuyện kể của dân gian về người Văn Hoá, chuyện xưa kể lại rằng, chuyện xưa vì giống cam mà tôi sắp kể không còn nữa hoặc thì cũng rất ít - ông cha tôi trồng rất nhiều giống cam Voi. Thứ cam này thường dùng để cúng tổ tiên ông bà trong những dịp lễ tết. Dân gian nói rằng cứ mỗi dịp tết là người Văn Hoá lại vít (kéo) những cành cam trĩu quả trồng sau vườn gần bàn thờ vào chưng sau ba ngày tết lại thả ra. Nhiều người cho rằng dân quê tôi hà tiện quá,song họ lại không nghĩ rằng trong ba ngày tết có bao nhiêu là thức ăn hoa quả nếu hái cam vào ăn không kịp thì hư mất.Cứ như thế mà suy ra thì  dân quê tôi tiết kiệm và giỏi tính toán chứ không phải là hà tiện.
 

 Ăn sạu (ngô) rang với mỡ mà dùng đũa gắp chắc chỉ có ở người Văn hoá (đây chỉ nghe kể lại tôi không giám chắc có thật hay không), nhiều người bình luận rằng sao mà hình thức thế. Thế hệ chúng tôi cho rằng đó lại một nét đẹp  nữa của người Văn Hoá, đó là tính cần cù chịu khó. Bạn thử nghĩ:khó như sạu rang mỡ gắp đũa mà còn làm được đấy, thì còn gì chịu khó hơn.Đó cũng là nét đẹp trong ẩm thực của người dân quê tôi.

Tiết kiệm, giỏi tính toán trong chi tiêu,cần cù chịu khó cùng với giọng nói “xi, xoa” tạo nên nét đẹp rất riêng của người Văn Hoá.Một nét đẹp chân chất mộc mạc song nồng ấm tình người.

Tác giả bài viết: Phan Xuân Linh