Tiếng còi tàu

Bài viết về những ký ức tuổi thơ của tác giả Trần Trung Sơn.
Đã 25 năm rồi, tối nay mới được ngủ tại Làng Lệ Sơn - Văn Hóa - ngôi làng thân thương gắn với bao truyền thuyết, huyền thọai, đẹp mộng mơ trải dài bên dòng sông Gianh trôi lững lờ, núp bên dãy núi đá vôi gắn với truyền thuyết 99 con đại bàng - tôi được nghe tiếng còi tàu rít vang rền và tiếng xình xịch của đòan tàu vang vọng vào từng ngọn lèn đá.
 

Ảnh tàu thống nhất chạy qua làng
 
Có lẽ, ai sinh ra và lớn lên ở ngôi làng này, một trong những hình ảnh quen thuộc, thân thương và in đậm vào tâm trí con người nhất chính là hình ảnh những con tàu xuôi ngược Bắc - Nam. Cả ngôi làng, từng lũy tre, thửa ruộng, vuông đất, cho đến cả những khu đất yên nghỉ của người đã khuất,... nơi đây gần như trải dọc cùng đọan đường tàu. Con đường ray, mùi khét của đá, của những thanh ray, của những thanh gỗ ngâm dầu bắc ngang đường ray,... đều trở nên quen thuộc.
 

Ảnh tác giả Trần Trung Sơn bừa đất để trỉa độ lạc

Đòan tàu, một hình ảnh của phương tiện hiện đại duy nhất mà bao thế hệ Người Lệ Sơn được nhìn thấy suốt nhiều chục năm trời. Nó gần như gắn với hơi thở người Lệ Sơn. Người lớn khi ra đồng, những đứa trẻ chăn bò chạy lon ton, những cô cậu học trò nô đùa,... mỗi khi có đòan tàu chạy qua, đều có một phản xạ rất tự nhiên: ngóai nhìn theo đòan tàu. Để nhìn, để nghỉ ngơi, để trông ngóng, để đợi chờ xa xăm,... và không hiểu vì sao.
 

Ảnh đường sắt Bắc - Nam đi qua làng
 
Và, dù ai đi xa ngôi làng ấy, dù ở đâu, làm gì, mỗi khi nhớ về Lệ Sơn, đều có hình ảnh của những con tàu, tiếng còi tàu rít xình xịch vào lòng đất, vào bầu trời, vào từng giấc ngủ của người Lệ Sơn.

Tác giả bài viết: Trần Trung Sơn