Một nét đặc trưng trong ngôn từ Lệ Sơn

Lương Thái Vinh Người Lệ Sơn, làm việc tại Ninh Thuận

Vượt ra khỏi địa phận “khúc ruột miền Trung”, các từ ngữ “Chi” - “mô” - “răng” - “rứa” lâu nay đã được coi là ngôn ngữ đặc trưng để phân biệt dân Miền Trung so với hai đầu của đất nước là Miền Bắc và Miền Nam. Tương tự như vậy, “Bọ” là từ ngữ quen thuộc đối với bà con Quảng Bình khi xa xứ; bạn bè khác tỉnh gọi dân Quảng Bình là dân “Quảng Bọ”. (Kể ra được người ở những tỉnh khác biết đến mình như vậy thì nghe cũng thấy hay hay và pha chút tự hào thiệt) Đối với mỗi vùng miền đều có ngôn ngữ riêng (phương ngữ) thì cũng là điều bình thường và nét đặc trưng đó được giới hạn trong một không gian nhất định nào đó, ví như: - “Chi” - “mô” - “răng” - “rứa” là đặc trưng của toàn Miền Trung. - “Bọ” là đặc trưng của cả tỉnh Quảng Bình (và có rất nhiều từ ngữ khác nữa). 



Tuy nhiên, đối với người dân Lệ Sơn mình, bên cạnh những ngôn từ hòa chung cùng ngôn ngữ của Quảng Bình và nhiều địa phương khác trong vùng thì cũng đã có nhiều ngôn từ chỉ được hình thành và được sử dụng trong giới hạn không gian của xã Văn Hóa, mà chỉ có người dân Lệ Sơn mới có; trong khi địa phương lân cận (dù rất gần như các xã Châu Hóa, Tiến Hóa, Cảnh Hóa hay Quảng Tiên) cũng không hề tồn tại, sử dụng những ngôn từ này. Tôi muốn đề cập đến âm “X” trong đời sống ngôn ngữ của người Lệ Sơn. Âm “X” được sử dụng khá nhiều để thay thế một số từ ngữ mà từ thông dụng (phổ thông) trong cả nước, hay những từ mà các địa phương xung quanh thường dùng. Ví dụ: Cây chuối (theo phổ thông và các địa phương xung quanh vẫn dùng) nhưng người Lệ Sơn lại nói là cây xuối hay có từ đặc trưng mà một số tỉnh Miền Trung và các địa phương xung quanh vẫn dùng, đó là Choa (chỉ số nhiều - ngôi thứ nhất: chúng tôi, chúng tao) trong khi Lệ Sơn ta nói Xoa Ngoài ra còn có thể kể đến hàng loạt các từ ngữ khác như: Chua (xua); Chịu (xịu); chi rứa (xi rứa); sợi chỉ (phát âm thành chạc chỉn - xỉn); trái chín (xín); chuột (xuột); chim (xim); chưa (xưa)... Kể ra thì rất nhiều, quý vị cùng suy nghĩ xem nhé. Chính xuất phát từ đó mà có lẽ trên nước Việt Nam ta người Lệ Sơn là “độc nhất vô nhị” có câu “CON XUỘT CHẠY TRÊN XÀ, RỒI RA BỤI XUỐI”. Có lẽ sự khác biệt đó chứng tỏ người dân Lệ Sơn đã tạo ra một nét riêng khá đặc sắc trong ngôn ngữ của riêng mình; đồng thời, cũng đã tạo nên thêm một nét riêng, một nét độc đáo, đặc trưng trong văn hóa, con người Lệ Sơn. 

1 
 

 Trong bài viết tôi không có ý tìm hiểu hay trao đổi chuyên sâu về ngôn ngữ Lệ Sơn mà chỉ muốn nêu ra “một nét đặt trưng trong ngôn ngữ” của người dân Lệ Sơn mình để trao đổi với đồng hương gần xa về văn hóa của đất mẹ, mong rằng góp phần kết nối người dân Lệ Sơn trở nên gần gũi nhau hơn. Có gì “lạm bàn”, mong quý vị tiền bối, các vị cao nhân lượng thứ. Lương Thái Vinh Người Lệ Sơn, làm việc tại Ninh Thuận Vượt ra khỏi địa phận “khúc ruột miền Trung”, các từ ngữ “Chi” - “mô” - “răng” - “rứa” lâu nay đã được coi là ngôn ngữ đặc trưng để phân biệt dân Miền Trung so với hai đầu của đất nước là Miền Bắc và Miền Nam. Tương tự như vậy, “Bọ” là từ ngữ quen thuộc đối với bà con Quảng Bình khi xa xứ; bạn bè khác tỉnh gọi dân Quảng Bình là dân “Quảng Bọ”. (Kể ra được người ở những tỉnh khác biết đến mình như vậy thì nghe cũng thấy hay hay và pha chút tự hào thiệt) Đối với mỗi vùng miền đều có ngôn ngữ riêng (phương ngữ) thì cũng là điều bình thường và nét đặc trưng đó được giới hạn trong một không gian nhất định nào đó, ví như: - “Chi” - “mô” - “răng” - “rứa” là đặc trưng của toàn Miền Trung. - “Bọ” là đặc trưng của cả tỉnh Quảng Bình (và có rất nhiều từ ngữ khác nữa).

Tác giả bài viết: Lương Thái Vinh