Nhân đọc bài “Trượng mới về “ và nghĩ về thân phận người phụ nữ

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lương Duy Thắng về người phụ nữ trong xã hội mới sau khi đọc bài viết "Trượng mới về" của tác giả Lê Hồng Vệ
Bài viết liên quan đã đăng:
1. "Trượng mới về à ?", một thuật ngữ biến tướng, lệch lạc ở Làng Lệ Sơn


Nhân đọc bài “Trượng mới về “ và nghĩ về thân phận người phụ nữ

Từ xưa nay, phụ nữ vẫn được biết đến như những sinh linh đầy đam mê và cũng đầy đau khổ. Trên con đường tình yêu – hôn nhân, họ có một niềm đam mê, say đắm bởi tạo hóa đã trao cho họ cái thiên chức làm vợ, làm mẹ . Trong tâm tưỡng, người phụ nữ luôn gắn chặt với người đàn ông, một nửa của mình.Thế nhưng, họ lại luôn hứng chịu thiệt thòi bởi các lễ giáo, quy tắc ứng xử của xã hội đã trói buộc, áp bức họ, coi họ như kẻ bề tôi ( chồng chúa vợ tôi ) để “ nâng khăn sửa túi “cho chồng và trong quan niệm đạo đức, người ta đã coi nó như một sự hiển nhiên đầy vô lý, bất công. Hãy nghe những tiếng lòng của họ, nghe sao mà ai oán, xót xa...
 
“Chàng ơi, phụ thiếp mà chi ?
Thiếp là cơm nguội, đỡ khi đói lòng“

“Chàng ơi, cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam“

Cùng với sự tiến bộ của loài người, trong đó có cuộc cách mạng “Giải phóng phụ nữ“ ở các nước phương Tây; Ở nước ta, kể từ sau Cách mạng Tháng 8 – 1945, lật đổ chế độ thưc dân, phong kiến thì vai trò và giá trị của người phụ nữ được đề cao.Tuy nhiên, hiện nay, trong thời hỗn giao giữa ý thức hệ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm với ý thức hệ mới hình thành do tiếp cận văn minh, hiện đại thì cái ranh giới về đạo đức hôn nhân rất cần một sự thay đổi trong nhận thức và trong quan niệm.

Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ vẫn là người vợ, người mẹ. Nhưng họ đã có sự thay đổi, trong tâm tưởng sâu thẵm của họ đã xuất hiện ý nghĩ người chồng không còn là niềm đam mê duy nhất. Một khi cuộc sống vợ chồng đã phô bày trần trụi, họ phát hiện ra rằng : người đàn ông / người chồng của họ không như họ tôn thờ mà có rất nhiều khiếm khuyết, nhiều thói hư, tật xấu ( phổ biến của những người đàn ông hiện đại ) hoặc thậm chí đã phạm một sai lầm khó tha thứ trong cuộc sống vợ chồng. Họ thất vọng, tình cảm vợ chồng ngày một nguội lạnh với kết cục có thể là ly thân hoặc ly dị...khi đó, họ sẽ tìm đến với những niềm đam mê khác, ngoài chồng.

Khi ngọn lửa đam mê không phải dành hết cho người chồng thì không hẵn ngọn lửa đó lụi tàn mà họ - những người phụ nữ/ người vợ hiện đại sẽ biết cách vươn lên bằng sức bền và ý chí của chính họ. Họ biết tạo ra sự cân bằng, ổn định tâm tưởng bằng cách lao vào công việc : Chăm sóc, nuôi dạy con cái, hay công việc cơ quan, đoàn thể, tham gia hoạt động xã hội, hay làm kinh tế v.v..Trong sâu thẵm tâm hồn và trái tim họ đã xa rồi hình bóng của người đàn ông / người chồng chỉ còn trên danh nghĩa và họ vẫn kiêu hãnh,vững vàng đi xa trên con đường đã chọn .

Trở lại với bài viết “Trượng mới về“ của tác giả LHV, tôi thấy tác giả đã rất khách quan khi đưa ra một hiện tượng mới ở làng ta, đó là tệ ngoại tình.Tuy nhiên, bản thân tôi không cho rằng đây là một sự biến tướng đáng báo động, là một sự thoái hóa nhân cách v.v...Tôi thiết nghĩ, đây là một hiện tượng rất bình thường như cuộc sống nó vốn thế ! Có chăng, thì có thể đã vi phạm pháp lý (một vợ một chồng) nhưng về đạo lý – theo quan niệm hiện đại thì đó cũng là sự thay đổi về nhận thức của những người phụ nữ/người vợ ở Làng Lệ Sơn, họ đã tự khặng định mình không xem đàn ông/ người chồng là niềm đam mê duy nhất (nhất là khi người chồng đã có những sai lầm mà người vợ khó tha thứ ).

Bản thân tôi không cổ súy cho tình yêu ngoài chồng, ngoài vợ, vì nó có thể làm cho ngôi nhà gia đình – tế bào của xã hội bị rạn nứt, lung lay hoặc sụp đổ nhưng điều đó, cũng là lời báo động, cảnh tỉnh những người đàn ông/ người chồng Lệ Sơn cần phải biết làm gì cho người phụ nữ/ người vợ của mình luôn luôn và mãi mãi đam mê ? Làm gì cho ngôi nhà gia đình mình luôn vững chắc và đẹp đẽ ?

Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng