Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ?

Langleson.net trân trọng giới thiệu bài viết của Thầy giáo Trần Xuân Quế, nguyên là giáo viên về hưu thuộc thôn Thượng Phủ, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình về những trăn trở trong việc phục hồi các di sản văn hóa tại địa phương.
Đôi nét về tác giả:
Họ và tên: Trần Xuân Quế
Nghề nghiệp: Giáo viên về hưu

Hội viên hội câu lạc bộ thơ Việt Nam
Nguyên quán: Thôn Thượng Phủ xã Văn Hóa
Điện thoại: 0165 839 0914
Hình 1- Thẻ hội viên câu lạc bộ thơ Việt Nam
 

Bài viết liên quan đã đăng
1. Tiếng vọng mái đình xưa (phần I)
2. Tiếng vọng mái đình xưa (phần 2)
3. Tiếng vọng mái đình xưa (phần kết)
4.  Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn


Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ?

Biết đến bao giờ để trả lại tiếng trống đình làng của bản hương Lệ Sơn (xã Văn hóa) ?

Biết đến bao giờ để vọng lại tiếng chuông ngân của chùa Phúc Tự và biết đến bao giờ để tôn tạo lại miếu Chân Linh như có tự ngàn xưa. Men theo bờ lịch sử, chúng ta đều biết rằng làng cả Lệ Sơn có địa danh từ 1472 (năm Nhâm thìn) và sau đó đình làng Lệ Sơn được xây dựng năm 1866 (năm Bính dần). Buổi đầu về đây lập nghiệp có bát đại tính, gồm 8 họ: Lê Trần Nguyễn Lương Bùi Phan Cao Phạm. Chủ vị khai canh là cố Lê Văn Hành; chủ vị khai bút là cố Trần Cảnh Huống.

Từ đó, trên mảnh đất sơn thủy hữu tình này đã khơi dậy màu sắc văn hiến và về sau được suy tôn đầu tứ danh hương; Sơn – Hà – Cảnh – Thổ ở phía bắc tỉnh Quảng Bình.

Vào giữa thế kỷ XIX, dưới chế độ phong kiến, cuộc sống người dân hết sức cam go; nào sưu cao thuế nặng; nào phu phen tạp dịch. Thế nhưng cuộc sống tâm linh, mỗi người dân đều nung nấu và hưởng ứng việc tạo dựng lên một nét văn hóa độc đáo cho quê hương. Từ đó, đình làng Lệ sơn được dựng lên. Hình ảnh m,ái đình làng vẫn còn in thẳm trong tâm trí biết bao thế hệ. Đình làng có khuôn viên 2400 m2; có đình hậu; đình tiền; có khánh bằng đá; có trống đại…Hàng năm có lễ tế lục ngoạt tại đình trung. Trên nóc đình có lưỡng long chầu nguyệt; trước án thờ có long li quy phượng. Cột nanh của đình có trang trí nghê chầu và câu đối khảm sứ.

Đặc biệt có bức hoành phi nay còn giữ được. Do án sát Lê Duy Tuân cúng tiến vào mùa xuân năm Bính dần Triều Tự Đức. Một đình làng uy nghiêm, cổ kính đã được tôn tạo lên gần hai thế kỷ, nhưng rồi đã bị chiến tranh tàn phá. Đến nay gốc đa đình làng vẫn còn dấu tích. Ao sen trước đình làng nay chỉ là một hố nước đọng làm nơi trú ẩn cho các loài côn trùng.

 

Để hàn gắn lại vết tích chiến tranh đã đổ nát, gần đây nhà nước có chủ trương cho phép phục hồi tôn tạo lại các di thắng mang tính văn hóa đã có lý lịch từ xưa. Thế nhưng cho đến nay 2012; Lãnh đạo địa phương xã Văn hóa vẫn nêu lên trong phương hướng hết nhiệm kỳ này, đến nhiệm kỳ khác và chỉ đọng lại trên văn bản chứ chưa thực thi. Xót thay đến bây giờ nền cũ đình làng vẫn ngủ yên trên nền cỏ dại. Mặc dù chiến tranh đã đi qua gần bốn mươi năm. Một điều hẫng hụt trong tâm linh là để mai một đi lòng ngưỡng mộ của bao thế hệ. Khách thập phương qua đây, chẳng ai có cảm giác gì về chốn linh thiêng thờ Bản Thổ Thành Hoàng xưa kia.

Một di tích văn hóa nữa là chùa Phúc Tự; nơi tu dưỡng tâm linh cho bao thế hệ. Chùa được xây dựng theo mẫu kiến trúc cổ. Trong chùa có tượng Bụt; tượng Phật; có hương đăng cầu nguyện. Trước chùa có tháp chuông. Chuông chùa Phúc Tự là một di sản văn hóa, có khắc tên tuổi của người tác tạo; mà chủ hội là Ông Trần Quốc Vượng. Chuông có độ cao 0.95m; khối lượng 135kg, đã được Sở Văn hóa tỉnh Quảng bình giám định. Hiện chuông được cất giữ tại trụ sở ủy ban xã. Trước cổng chùa có giếng chùa, xếp đá xanh theo hình vành nguyệt. Qua hai cuộc kháng chiến, chùa Phúc tự đã bị triệt phá, đất nền chùa trở thành hoang sơ, cỏ dại. Chẳng biết đến bao giờ mới nghe lại được tiếng chuông ngân. Nếu mỗi lần chúng ta nghe bài ca Làng tôi của cố nhạc sỹ Văn Cao: “Làng tôi xanh bóng tre; từng tiếng chuông ban chiều..”thì cái mất mát về tâm linh trong lòng người quả là đáng tiếc và chắc rằng còn ẩn náu trong con tim những khao khát đợi chờ và đến bây giờ ai là người tưởng tiếc, ai là người trăn trở ?.


 
 Thầy đang khảo cứu tư liệu về Làng  (đêm 7/9/2012, Lệ Sơn)
 
Gần đây, năm 2010. Đảng ủy và chính quyền xã Văn hóa đã tổ chức trong khối mặt trận đến thiêu hương vọng bái tại nền Miếu cũ không đầy 2m2; vì rằng trong cuộc chiến tranh phá hoại, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc thì Miếu Chân Linh đã bị tàn phá. Đến năm 2011, Lãnh đạo địa phương đã được sự tài trợ của Công ty xi măng VN; bộ phận nhà máy xi măng Hạ trang Văn Hóa, nên đã xây được 130 cấp bằng bê tông. Với độ cao từ mặt sông lên khoảng 59m và cho đến nay 2012. Miếu Chân Linh đã động thổ song vẫn đình trệ và hoang vắng giữa trần.

Thiết nghĩ những di sản mang tính lịch sử, đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của một làng quê là điều quá hi hảo, song cho đến nay; bây giờ những dấu ấn có trong sử ca quê hương đã bị mờ nhạt. Mặc dù trước cách mạng tháng Tám 1945 Làng Lệ Sơn đã có ngôi vị trong tứ danh hương Sơn Hà Cảnh Thổ; phía bắc Quảng bình rồi.

Sau cách mạng tháng Tám. Làng Lệ Sơn trở thành một pháo đài kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược. Năm 1999, xã Văn hóa đã được nhà nước công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Với một làng quê có nét văn hóa đã dựng thành phim “Lệ Sơn xưa và nay” do Sở văn hóa Quảng bình dàn dựng. Một làng quê mang truyền thống văn hiến tự xưa nay, song các di thắng của quê hương vẫn không có sự quan tâm của cá nhà chịu trách nhiệm tái tạo. Trong lúc đó nguyện vọng trong cộng đồng dân chúng quả là khát khao;

Nói về
nguồn lực, ngân sách riêng của xã còn có bạc tỷ gửi vào ngân sách, do nhà máy xi măng đền bù đất; nhân lực có hơn ba nghìn dân và con em từ quê hương đi công tác, làm ăn xắ có tiềm lực không ít, các Kiều bào ở các nước Đức, Pháp, Thái lan….có tâm nguyện cũng khá nhiều. Thế nhưng các cấp Lãnh đạo không mở ra một cuộc hội thảo rộng rãi để bàn về việc xây dựng lại các di thắng của quê hương. Trách nhiệm này thuộc về ai ?
Mong rằng một ngày không xa cảnh quan làng xã sẽ được tôn tạo để thỏa mãn lòng dân.



 

Tác giả bài viết: Trần Xuân Quế