Những hiện vật quý còn sót lại của chùa Phúc Tự

Công bố những tư liệu liên quan đến chùa Phúc Tự của tác giả Lê Hồng Vệ. Bài viết nằm trong chương trình hưởng ứng phong trào Tìm hiểu lịch sử văn hóa làng Lệ Sơn
Lời dẫn của tác giả: Nói đến đất làng Lệ Sơn, không ai không khỏi nhớ đến về một miền ký ức thật đẹp đẽ đã in sâu trong tâm trí và cả tâm can về một di sản, một di thắng, một công trình tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng trên đất Bát danh hương của tỉnh Quảng Bình. Đó là ngôi chùa Phúc Tự. Trải qua biến cố thăng trầm theo thời gian, lịch sử và thời đại. Chùa Phúc Tự đã không còn, nhưng những gì còn sót lại cũng đủ nói lên ngôi chùa đã một thời nổi danh này.
 
NHỮNG HIỆN VẬT QUÝ CÒN SÓT LẠI CỦA CHÙA PHÚC TỰ - LÀNG LỆ SƠN
 
PHẦN I. NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ ĐỒ THỜ TỰ

Hiện vật  được lần đầu tiên xin công bố là đỉnh hương của Chùa, được tạc bằng đá sa thạch xanh xám. Với nghệ thuật tạc đẽo cầu kỳ, nội dung thể hiện trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có Long Li Quy Phượng, có sen hóa thể hiện tính biểu tượng Phật giáo. Mặc dù không có lạc khoản ghi rõ niên đại, nhưng căn cứ vào hoa văn và cách tạo tác, thì đây là hiện vật được tạc vào thời Nguyễn. Hiện vật vô cùng có giá trị về văn hóa tín ngưỡng tâm linh và có ý nghĩa to lớn về tôn giáo đặc thù của vùng đất này, tuy hiện vật đã không còn nguyên vẹn bị mất hai tai do nhiều yếu tố khách quan, nhưng cùng với chất liệu đá và hoa văn tạo tác, hiện vật sẽ là tiếng nói có tính pháp lý về cơ sở vật chất của Chùa đã mai một có tên PHÚC TỰ.

Hiện vật hiện đang được lưu giữ nghiêm ngặt, tại bản quán.
Hi vọng trong tương lai không xa, cùng với chuông chùa Phúc Tự, những hiện vật của chùa sẽ trở lại đúng vị trí của nó, vừa là để tô điểm thêm sự linh ứng của chùa, cũng như bồi đắp cho những giai thoại về ngôi chùa một thời nổi tiếng này.


Toàn cảnh hiện vật đỉnh hương nhìn mặt trước (A1)


Toàn cảnh hiện vật đỉnh hương nhìn mặt sau (A2)


Toàn cảnh hiện vật đỉnh hương nhìn mặt nghiêng (A3)


Toàn cảnh hiện vật đỉnh hương nhìn mặt nghiêng (A4)


Chi tiết lưỡng long chầu nguyệt mặt trước của đỉnh thân hương (AA1)


Chi tiết phượng ngậm hoa sen mặt sau của đỉnh thân hương (AA2)


Chân quỳ đế thân hương mặt hổ phù (AA1)


Chân quỳ đế thân hương li vờn mây (AA4)


Chân quỳ đế thân hương hoa sen cách điệu (AA2)


Chân quỳ đế thân hương có thân hình quy cách điệu (AA3)


Bệ sen lục giác bằng gỗ mít Mặt sau


Bệ sen lục giác bằng gỗ mít Mặt bên


Bệ sen lục giác bằng gỗ mít Mặt bên


Chi tiết chạm khắc trên cạnh phần thân bệ

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ