Động Chân Linh - Huyền thoại và lịch sử (Phần 1)
- Thứ hai - 17/06/2013 04:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giới thiệu bài khảo cứu về Động Chân Linh của nhóm soạn thảo Địa chí Làng Lệ Sơn do Th.S Lê Trọng Đại chủ biên
Động Chân Linh là một danh thắng nổi tiếng ở phía Tây làng Lệ Sơn. Động nằm trong lòng núi đá vôi chứa hầm đường sắt có tên hầm Lệ Sơn; nơi đây được đánh dấu bằng sự phân giới giữa làng Kinh Châu (thuộc xã Châu Hóa) với làng Lệ Sơn (Văn hóa). Núi đá vôi chứa động này nhô ra khỏi mặt nước sông Gianh..Động có vẽ đẹp kỳ vĩ gắn với nhiều sự tích và huyền thoại; là một điểm nhấn tạo nên sức thu hút đặc biệt đối với tao nhân mặc khách đến thăm Lệ Sơn thưở xưa
Ảnh trên là ngọn núi chứa trong lòng nó động Chân Linh kỳ vĩ (Nguồn Lê Trọng Đại)
Thật là đáng tiếc là trải qua những biến thiên của lịch sử mà cửa động đã bị lấp từ thế kỷ XIX, du khách đã không thể vào bên trong động để chiêm ngưỡng được nữa. Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp khoan núi làm đường sắt qua đây đã tiếp tục làm cho cảnh quan và cửa động bị biến đổi không ít.
Ảnh này cho phép chúng ta hình dung cửa động Chân Linh ở khu vực trên mặt nước của ngọn núi cao phía nam, hướng ra dòng Gianh (Nguồn Lê Trọng Đại)
Việc cửa động bị lấp là một tổn thất đáng tiếc đối với làng Lệ Sơn nói riêng và Quảng Bình nói chung. Bởi vì theo như các sách cổ miêu tả thì cảnh vật ở động Chân Linh không hề thua kém động Phong Nha ở Bố Trạch, thậm chí một số học giả đã nhầm động Chân Linh là động Phong Nha.
Nhóm các dịch giả của Viện Sử học gồm Đào Duy Anh, Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hàn, Nguyễn Ngọc Tĩnh khi dịch Phủ Biên tạp lục ở trang 95 đã chú thích động Chân Linh là động Phong Nha. Hai dịch giả Trần Đại Vinh và Hoàng Văn Phúc khi dịch Ô châu cận lục cũng lặp lại nhầm lẫn này. Trong “Ô châu cận lục” Dương Văn An đã mô tả động Chân Linh với vẽ đẹp thanh cao linh diệu đến hút hồn: “Động này ở nguồn Chân Linh châu Bố Chính, lưng dựa núi xanh, mặt kề sông biếc; bên dưới nước xanh như màu chàm, bên trên đá rêu như sắc thúy, cửa động nhỏ hẹp vừa một con thuyền; trong động dần dần mở rộng; người du lãm cưỡi thuyền vào cần phải thành tâm chay sạch, hễ thấy nước êm, sóng lặng, hết gió tan mù, lúc ấy mới dong đuốc đi theo khe nước mà vào, thì nghe gió thổi như muôn sáo, động vang như nghìn kèn.
Đi phỏng vài dặm hiện ra một lỗ hổng trời đất sáng sủa mặt trời, mặt trăng chiếu soi, cỏ lặng mây trong, lâng lâng phong tục, chim hót chào người, hoa cười đón khách, thành hẳn một thế giới riêng. Đá lớn bằng phẳng như hình bàn cờ, xung quanh toàn đá như đẽo, có những dấu vết lấm tấm, hoặc như đồng tiền, hoặc như sợi tóc, hoặc như hình người, hoặc như chuỗi ngọc, nước lặng biếc như mắt tăng, đá xanh đậm như đầu phật, chim đi trên cát còn dấu, cá giỡn dưới nước không tăm, dẫu cảnh Đào nguyên cũng không đẹp hơn được.
Tao nhân mặc khách nhiều người đề vịnh, người sau thấy chỗ ghi đề như có vết khuyên điểm. Tương truyền ở cửa động có một hộp vàng chìm xuống đáy nước, một thuật sỹ muốn đến lấy, người địa phương bảo rằng sóng gió không yên, không nên đi vào, người thuật sỹ kia tự phụ mình có pháp thuật thần diệu, cứ chèo thuyền vào thì trong chốc lát, nghe tiếng trống tiếng còi inh ỏi, đều thất kinh mà chèo thuyền ra. Động ấy linh vị như thế. Thơ cổ có câu:
Nhóm các dịch giả của Viện Sử học gồm Đào Duy Anh, Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hàn, Nguyễn Ngọc Tĩnh khi dịch Phủ Biên tạp lục ở trang 95 đã chú thích động Chân Linh là động Phong Nha. Hai dịch giả Trần Đại Vinh và Hoàng Văn Phúc khi dịch Ô châu cận lục cũng lặp lại nhầm lẫn này. Trong “Ô châu cận lục” Dương Văn An đã mô tả động Chân Linh với vẽ đẹp thanh cao linh diệu đến hút hồn: “Động này ở nguồn Chân Linh châu Bố Chính, lưng dựa núi xanh, mặt kề sông biếc; bên dưới nước xanh như màu chàm, bên trên đá rêu như sắc thúy, cửa động nhỏ hẹp vừa một con thuyền; trong động dần dần mở rộng; người du lãm cưỡi thuyền vào cần phải thành tâm chay sạch, hễ thấy nước êm, sóng lặng, hết gió tan mù, lúc ấy mới dong đuốc đi theo khe nước mà vào, thì nghe gió thổi như muôn sáo, động vang như nghìn kèn.
Đi phỏng vài dặm hiện ra một lỗ hổng trời đất sáng sủa mặt trời, mặt trăng chiếu soi, cỏ lặng mây trong, lâng lâng phong tục, chim hót chào người, hoa cười đón khách, thành hẳn một thế giới riêng. Đá lớn bằng phẳng như hình bàn cờ, xung quanh toàn đá như đẽo, có những dấu vết lấm tấm, hoặc như đồng tiền, hoặc như sợi tóc, hoặc như hình người, hoặc như chuỗi ngọc, nước lặng biếc như mắt tăng, đá xanh đậm như đầu phật, chim đi trên cát còn dấu, cá giỡn dưới nước không tăm, dẫu cảnh Đào nguyên cũng không đẹp hơn được.
Tao nhân mặc khách nhiều người đề vịnh, người sau thấy chỗ ghi đề như có vết khuyên điểm. Tương truyền ở cửa động có một hộp vàng chìm xuống đáy nước, một thuật sỹ muốn đến lấy, người địa phương bảo rằng sóng gió không yên, không nên đi vào, người thuật sỹ kia tự phụ mình có pháp thuật thần diệu, cứ chèo thuyền vào thì trong chốc lát, nghe tiếng trống tiếng còi inh ỏi, đều thất kinh mà chèo thuyền ra. Động ấy linh vị như thế. Thơ cổ có câu:
"Động môn vô tỏa thược
Tục khách bất tằng lai”
Tục khách bất tằng lai”
(Cửa động không then khóa khách tục không thể qua) cũng chính là nói động này. Nay hỏi người địa phương đều nói, tục truyền núi này anh linh nhưng cửa ngõ khóa chặt đã lâu, gần đây không có du khách nào đến thăm nữa” [1; 25-26].
Sách Quảng Bình tỉnh chí ghi rõ “động ở về phía Tây xã Lệ Sơn Thượng, bên dưới là khe suối. Tương truyền xưa có Chân Linh tiên nữ ở trong động, lại có một vị tăng tinh thông pháp thuật, một hôm trai tăng đến núi múa kiếm chém bụng núi, chặt chân núi, tiên nữ bèn chạy đến phường Phúc Lâm...Ở sườn núi này có chỗ đá như bị cắt, tục nói đây là vết kiếm chém của vị tăng; ở chân núi có chỗ lõm vào, tục gọi đấy là vết vị tăng chặt chân núi. Về phía Tây núi bực đá mở ra một cái hang có đền Chân Linh tiên nữ, khi hạn hán cầu đảo thường được ứng nhiệm”.
Truyền thuyết kể rằng từ xa xưa Chân Linh đã có hơn 3000 cảnh đẹp; các tiên nữ thường xuống sông tắm gội xong thì vào trong động ngắm cảnh và nghỉ ngơi; trong động lại có sẵn bàn cờ để cùng nhau giải trí. Trong số các tiên nữ, có một nàng công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế vì quá yêu phong cảnh Chân Linh nên khi về Thiên đình nàng đã xin Ngọc Hoàng được xuống cai quản động này. Ngọc Hoàng đã đồng ý và phong cho con gái làm “Chân Linh động chủ” cai quản trên 3 nghìn cảnh đẹp nơi này. Truyền thuyết này được Cậu Cả Hằng chuyển thể thành thơ:
“...Trở hạc giá về chầu Thượng đế,
Tấu Chân Linh sơn thủy khác thường.
Khắp tâu cảnh thú tỏ tường,
Đơn đình ban mệnh, Ngọc Hoàng sắc phong.
Phong Chúa làm Chân Linh động chủ,
Để thay quyền phong vũ, cứu dân.
Từ phen Tiên nữ giáng trần,
Cảnh tiên thêm cảnh, linh thần thêm linh...”
Năm 1842, trong chuyến Bắc tuần, vua Thiệu Trị khi ra tới bờ Nam sông Gianh thì vừa lúc trời tối nên đành nghỉ lại đất Hạ Trạch. Đêm đó trong giấc ngủ Nhà vua mơ thấy một người con gái tuyệt sắc đến gặp, xưng là Chân Linh động chủ đến dâng cho nhà vua 3 quả đào tiên. Sáng hôm sau vua kể lại giấc mơ cho các quan tùy tùng và hỏi việc Chân Linh động chủ dâng 3 quả đào là muốn thông báo điều gì. Các quan suy nhĩ mãi rồi cũng có người tâu rằng: “Chắc là thần báo cho Nhà vua hãy khoan sang sông vì hôm nay sẽ có sóng gió ba đào nổi”.
Quả nhiên khi thuyền của nhà vua chuẫn bị qua sông thì sóng gió, mây, mưa nổi lên mù mịt. Vua đành tạm ngừng việc qua sông nhờ đó mà thuyền của nhà vua thoát được nạn. Sau khi Bắc tuần trở về, để tạ ơn Tiên nữ, vua Thiệu Trị đã ban sắc phong cho Chân Linh động chủ là “Tuyên triết thế nhân phủ thượng đẳng thần” tức là cho Tiên nữ làm thần của cả Phủ Quảng Trạch và và ban tằng mấy cây lụa hồng và mấy triệu tiền vàng rôi giao cho làng Lệ Sơn thay phủ Quảng Trạch chịu trách nhiệm cúng tế thần vào tiết trọng xuân hằng năm. Sự kiện trên được Cậu Cả Hằng ghi lại trong đoạn thơ sau:
“Khi kiệu vàng Bắc tuần thánh giá
Báo thiên ân dâng quả ngọc đào,
Tuy là Hán đế chiêm bao,
Cũng là Vương mẫu ra vào hiễn linh
Chúa tinh anh có bề cẩn tiết,
Vua gia phong Tuyên tiết hỷ thần;
Lại gia phong Phủ thượng đẳng thần,
Diệu quang hiển hóa hộ dân cõi này.
Lại ân tặng mấy cây Hồng quyến,
Tiền long vân mấy triệu kim ngân.
Chiếu truyền phủ tế trọng xuân
Bao Công hiển ứng tặng ân từ hòa.
Mừng nay Hoàng Thượng ban ra
Sức khai linh ứng để mà ra ân.
Trung hưng Dực bảo thần
Tầng đi phong diệp mấy lần ân sâu...”
Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi phần 2 vào số tới