Đánh một trận cuối cùng cho thế hệ mai sau
Đăng lúc: Thứ hai - 09/12/2013 01:24 - Người đăng bài viết: bientap02Cảm phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một bậc tiên tri, một võ tướng tài ba thao lược. Thầy giáo Lương Duy Niệm gửi tới báo làng bài viết "Đánh một trận cuối cùng cho thế hệ mai sau" để độc giả cùng thấy sự tài ba lỗi lạc ấy của Người.
Trong ngày mồng 2 tháng 9 măm1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, sau bản tuyên ngôn độc lập do Bác Hồ đọc trước quốc dân đồng bào, là bài phát biểu của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Lúc bấy giờ, Người giữ chức bộ trưởng bộ nội vụ. Trong câu kết, Người nói: “ Noi theo truyền thống của các thế hệ đi trước, thế hệ chúng ta sẽ đánh một trận cuối cùng để cho những thế hệ sau này mãi mãi được sống với độc lập, tự do và hạnh phúc”.
Theo lời tiên tri của Người, trận đánh cuối cùng- trận Điện Biên Phủ đã đuổi thực dân Pháp ra khỏi nửa đất nước thân yêu và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- ngày 30 tháng tư năm 1975 cờ giải phóng đã bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Đất nước Việt Nam đã thống nhất. Bắc Nam đã sum họp một nhà. Hai trận đánh cuối cùng này đã làm cho “ những thế hệ sau này mãi mãi được sống với độc lập, tự do và hạnh phúc”. Lời tiên tri của Người sau 30 năm ròng rã đã trở thành hiện thực.
Đất nước VNDCCH ra đời, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Khi toàn quốc đi vào kháng chiến, mặt trận Hà Nội được coi là chiến trường chính. Sắp bước vào cuộc chiến đấu, một lần, sau cuộc họp chính phủ, Bác hỏi riêng Võ Nguyên Giáp: “ Nếu địch mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?” Đồng chí Võ Nguyên Giáp trả lời Bác: “ Có thể giữ được một tháng”.
Đêm19 tháng 12 năm 1946 trận quyết chiến của quân đội và nhân dân thủ đô bắt đầu. Từ làng Tây Mổ, huyện Từ Liêm, Võ Nguyên Giáp đã thức trắng đêm để theo giỏi và chỉ huy trận đánh. Sáng hôm sau, Võ Nguyên Giáp cùng với Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp đến sở chỉ huy mặt trận Hà Nội. Đến thăm các chiến sĩ tự vệ thủ đô ở các đơn vị, Võ Nguyên Giáp rất yên tâm về tinh thần chiến đấu của tự vệ Hà Thành. Nhưng Người không khỏi băn khoăn về lực lượng bộ đội ta quá mỏng, vũ khí lại quá thiếu thốn, làm sao có thể trụ lại với địch một tháng như lời hứa với Bác. Cả khu 11- biệt danh của khu Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có 5 tiểu đoàn không thể trụ lại ở thủ đô với quân đông, tướng mạnh, với vũ khí tối tân của thực dân Pháp. Võ Nguyên Giáp quyết định cho khu 11sát nhập với khu 2, để Hà Nội cùng với 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành khu tiền phương bổ sung sức ngươi sức của, nhằm kéo dài thời gian chiến đấu, tạo điều kiện cho TƯ và chính phủ rút về chiến khu Việt Bắc. Võ Nguyên Giáp với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, quân và dân thủ đô với các tiểu đoàn chủ lực đã anh dũng chiến đấu trong 60 ngày đêm ròng rã, gấp đôi thời gian đã hứa với Bác.
Theo lời tiên tri của Người, trận đánh cuối cùng- trận Điện Biên Phủ đã đuổi thực dân Pháp ra khỏi nửa đất nước thân yêu và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- ngày 30 tháng tư năm 1975 cờ giải phóng đã bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. Đất nước Việt Nam đã thống nhất. Bắc Nam đã sum họp một nhà. Hai trận đánh cuối cùng này đã làm cho “ những thế hệ sau này mãi mãi được sống với độc lập, tự do và hạnh phúc”. Lời tiên tri của Người sau 30 năm ròng rã đã trở thành hiện thực.
Đất nước VNDCCH ra đời, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Khi toàn quốc đi vào kháng chiến, mặt trận Hà Nội được coi là chiến trường chính. Sắp bước vào cuộc chiến đấu, một lần, sau cuộc họp chính phủ, Bác hỏi riêng Võ Nguyên Giáp: “ Nếu địch mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?” Đồng chí Võ Nguyên Giáp trả lời Bác: “ Có thể giữ được một tháng”.
Đêm19 tháng 12 năm 1946 trận quyết chiến của quân đội và nhân dân thủ đô bắt đầu. Từ làng Tây Mổ, huyện Từ Liêm, Võ Nguyên Giáp đã thức trắng đêm để theo giỏi và chỉ huy trận đánh. Sáng hôm sau, Võ Nguyên Giáp cùng với Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thái đã trực tiếp đến sở chỉ huy mặt trận Hà Nội. Đến thăm các chiến sĩ tự vệ thủ đô ở các đơn vị, Võ Nguyên Giáp rất yên tâm về tinh thần chiến đấu của tự vệ Hà Thành. Nhưng Người không khỏi băn khoăn về lực lượng bộ đội ta quá mỏng, vũ khí lại quá thiếu thốn, làm sao có thể trụ lại với địch một tháng như lời hứa với Bác. Cả khu 11- biệt danh của khu Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có 5 tiểu đoàn không thể trụ lại ở thủ đô với quân đông, tướng mạnh, với vũ khí tối tân của thực dân Pháp. Võ Nguyên Giáp quyết định cho khu 11sát nhập với khu 2, để Hà Nội cùng với 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành khu tiền phương bổ sung sức ngươi sức của, nhằm kéo dài thời gian chiến đấu, tạo điều kiện cho TƯ và chính phủ rút về chiến khu Việt Bắc. Võ Nguyên Giáp với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, quân và dân thủ đô với các tiểu đoàn chủ lực đã anh dũng chiến đấu trong 60 ngày đêm ròng rã, gấp đôi thời gian đã hứa với Bác.

Với số quân ít ỏi, vũ khí thì thiếu thốn và thô sơ như vậy, nếu trụ lại Hà Nội thêm nữa, quân ta sẽ bị thương vong nhiều. Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định cho trung đoàn thủ đô rút quân về chiến khu để bảo toàn lực lượng vào đêm 17 tháng 2. Tổng chỉ huy lệnh cho các đơn vị mở một đợt tấn công ở ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô cầu Dừa nhằm thu hút hoả lực địch để bảo đảm cho trung đoàn thủ đô rút ra khỏi Hà Nội an toàn. Khi nghe đồng chí Hoàng Văn Thái báo cáo : “ Trung đoàn thủ đô đã rút lui an toàn. Quân không hy sinh một người, với vũ khí đạn dược ,hậu cần được chuyển ra an toàn”, tổng chỉ huy đã viết một bức thư gửi trung đoàn thủ đô: “....Các chiến sĩ đã chiến đấu 2 tháng ròng rã để giữ vững ngọn cờ nước Việt giữa thủ đô Hà Nôi. Các chiến sĩ đã nêu cao tinh thần oanh liệt của dân Việt và thanh danh rực rỡ của quân đội quốc gia Việt Nam....Chúng ta sẽ chiến đấu mười năm hay lâu hơn nữa, nếu cần....Cho đến ngày thủ đô Hà Nội được làm thủ đô của một nước độc lập thống nhất. Ta thề: thủ đô sẽ chiến thắng quân thù!. Muôn năm! Tinh thần oanh liệt của thủ đô”.
Người tổng chỉ huyquân đội đã cùng với nhân dân, theo sự lảnh đạo của Đảng và Bác Hồ- Dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với thực dân Pháp. Cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, từng bước vừa xây dựng, vừa củng cố, vừa phát triển để giành thắng lợi cuối cùng.
Sau chiến dịch Việt Bắc đại thắng, ngày 20 tháng 01 năm 1948 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Chiều ngày 28 tháng 5 năm1948, Bác Hồ cùng với cụ Bàn Tài Đoàn- trưởng ban thường trực Quốc Hội đã làm lễ phong quân hàm đại tướng trong hội trường mới dựng bên dòng suối tại chiến khu Việt Bắc. Trước bàn thờ Tổ Quốc trang nghiêm, Bác long trọng và xúc động nói:” Nhân danh chủ tịch nước VNDCCH trao cho chú chức vụ đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm trọn sứ mạng mà quốc dân giao phó...”
Từ khi TƯ và chính phủ rút khỏi Hà Nội, lực lượngquân đội rút khỏi đô thị, cuộc kháng chiến của ta diển ra trong sự bao vây của kẻ thù. Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã cùng với Đảng, Bác Hồ lảnh đạo nhân dân ta tiến hành giai đoạn cầm cự, để củng cố lực lượng và lớn mạnh dần trong vòng vây địch. Với một thế trận chiến tranh nhân dân được hình thành trên cả nước, chẵng những tại khu vực tự do mà tai các khu vực tạm bị chiếm, chiến tranh du kích được phát động triệt để. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, cuộc chiến tranh chống Pháp dần dần tìm lại được sức mạnh trong quần chúng. Thế trận của quân và dân ta dần dần vững chắc và từng bước giành lại quyền chủ động chiến lược trên khắp các chiến trường. Đại Tướng chủ động mở các chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch. Như chiến dịch Trung Du, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.... Đặc biệt là chiến dịch Biên Giới để mở rộng giao thương với nước Trung Hoa anh em. Trong chiến dịch Đông Xuân năm 1953-1954, dưới sự lảnh đạo của TƯ, Bác Hồ, Đại Tướng đã chỉ đạo các chiến trường, từ Nam Bộ, Khu Năm, Tây Nguyên,đến Trung Lào, Hạ Lào, chiến trường Bắc Bộ...tiến công nhằm phân tán quân cơ động của Pháp ra làm nhiều mảnh, để quân ta tập trung lực lượng đánh nhiều đòn ở Tây Bắc. Đặc biệt, nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại Tướng tổng tư lệnh xác định đây là trận đánh cuối cùng phải giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ với thực dân Pháp.
Với trận ĐBP, ban đầu Đại tướng định tiến công vào tháng 01 năm 1954 với phương châm “ đánh nhanh thắng nhanh”. Vì lúc đó, địch chỉ có 11 tiểu đoàn, tướng Đờ Cát mới thành lập tập đoàn cứ điểm nên công sự chưa thật vững chắc. Xét về tương quan lực lượng, bên ta ngoài trung đoàn pháo 75 ly, ta vừa có thêm trung đoàn pháo 105 ly và một trung đoàn pháo cao xạ 37ly. Hơn nữa, nếu tiêu diệt nhanh cứ điểm trước mùa mưa chiến dịch không phải gặp những khó khăn trong công tác hậu cần. Nhưng sau đó tình hình có thay đổi. Địch có 11 tiểu đoàn, Pháp đã chi viện cho tập đoàn cứ điểm lên tới 21 tiểu đoàn. Trong khi đó, công sự pháo của ta chưa thật vững chắc, pháo của ta kéo vào vẫn chưa đủ. Đại tướng nhiều đêm mất ngủ, suy nghĩ rằng: nếu đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây tổn thất nhiều cho chiến sĩ. Đại tướng quyết định thay đổi phương châm đánh. Đại Tướng đề xuất với TƯ, với Bác chuyển “ đánh nhanh thắng nhanh” bằng phương châm “ đánh chắc thắng chắc”. Chiến dịch được lùi thời gian lại, tạo điều kiện cho quân ta chuẩn bị kỹ càng hơn. Đồng thời, chiến dịch có thời gian làm 61km đường để kéo pháo vào trận địa và có thời gian cho dân công hoả tuyến chuẩn bị hậu cần trên quy mô rộng lớn....Mặt khác, Đại Tướng nghi binh, cho rút đại đoàn308 rời trận địa ĐBP sang Thượng Lào tiến công địch nhằm cô lập tập đoàn cứ điểm ĐBP với Thượng Lào. Nhờ vào quyết định sáng suốt này, chỉ sau gần 02 tháng- từ 13-3đến 07-5-1954, 21 tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp bị quân ta tiêu diệt , tướng Đờ Cát phải dẫn gần một vạn quân ra đầu hàng. Trong 09 năm kháng chiến đại tướng đã “hạ nốc ao” 07 viên tướng đầy kinh nghiệm của thực dân Pháp trên chiến trường Việt Nam!
Chiến thắng ĐBP đã buộc Pháp ký hiệp định Geneve và rút quân khỏi Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra. Sau 02 năm Pháp sẽ rút quân khỏi hoàn toàn trên đất nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam, thế hệ mai sau của Miền Bắc mãi mãi được sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc , như lời tiên tri của Người đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử sau 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Tháng 10 năm1954 đại tướng tổng tư lệnh cùng bộ chỉ huy và quân ta về tiếp quản thủ đô Hà Nội trong niềm hân hoan của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã giữ đúng lời thề: “ Thủ đô sẽ chiến thắng quân thù”. Đại tướng và bộ chỉ huy về Tổng Hành Dinh trong thành Hà Nội. Đại tướng vẫn không có đêm nào ngủ ngon giấc. Vì Đảng, vì dân, vì Miên Nam ruột thịt, Đại Tướng suy nghĩ, trăn trở lo cho cuộc chiến đấu gian khổ, căm go với một đế quốc mạnh hơn thực dân Pháp để giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Công việc chi viện cho Miền Nam những ngày đầu diển ra hết sức bí mật . Đầu tiên, Đại Tướng cho con tàu không số xuất phát từ cảng sông Gianh- Quảng Bình mở đường chi viện cho Miền Nam. Chuyến đi không thành, 4chiến sĩ đã hy sinh, một thuỷ thủ bị bắt, vì chúng ta không nắm được quy luậttuần tiểu của địch trên biển. Trước tình hình đó, tổng tư lệnh phát đi bức địên mật: “ Gửi TƯ cục và các tỉnh ven biển Miền Nam: các tỉnh tổ chức cho thuyền bí mật vượt biển ra Bắc báo cáo tình hình bến bãi, tình hình địch bố phòng ven biển và tuần tiểu trên mặt biển rồi tiếp tục dẩn tàu vào”. Nhận được điện, nhiều nơi từ Liên Khu Năm, cực nam Trung Bộ, Nam Bộ... đã cử người ra Bắc để báo cáo tình hình và làm hoa tiêu cho tàu không số.
Từ những con đường mòn trên biển, đến đường 559, đường mòn Hồ Chí Minh..., quân và dân Miền Nam đã nhận được chi viện tích cực của hậu phương lớn Miền Bắc XHCN. Quân và dân Miền Nam đã tiến tới đồng khởi. Cuộc tổng tiến quân tết Mậu Thân và đánh mạnh trên các chiến trường đều có sự chỉ đạo chặt chẽ, sáng suốt của Tổng Hành Dinh Hà Nội. Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã ghi nhận với giới báo chí trong và ngoài nước rằng: “ Tôi biết rõ đồng chí Đại Tướng tổng tư lệnh nhiều đêm thao thức, nước mắt ướt đầm vì biết tin một chiến dịch nào đó máu chiến sĩ đổ quá nhiều mà chiến thắng thì chưa tương xứng. Đấy là trái tim anh Văn!”
Trận ĐBP trên không, cuộc tập kích chiến lược của không quân B52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội hoàn toàn bị thất bại, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa Ri. Thời cơ vận hội của sự nghiệp giải phóng Miền Nam đã đến gần. Dưới sự lảnh đạo của Bộ Chính Trị, quân uỷ trung ương , Tổng Hành Dinh bắt tay vào chỉ đạo những trận đánh lớn. Sau chiến thắng Buôn Mê Thuật, Huế, Đà Nẵng..., Bộ c trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong hồi ký của mình, Đại Tướng viết: “ Đi quanh bàn làm việc, nhìn vào tấm bản đồ từ mọi phía, tôi nhớ lại năm xưa đứng trước sa bàn ĐBP, suy nghĩ về cách đánh tập đoàn cứ điểm , hai sự kiện cách nhau 20 năm nhưng giống nhau ở sự động não cao độ trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, góp sức tìm ra cách đánh tối ưu nhằm giành thắng lợi lớn nhất và tổn thất ít nhất”
Nếu với TĐCĐ ĐBP, từ phương châm đánh nhanh thắng nhanh, sau đó để phù hợp với tình hình cụ thể, Đại Tướng quyết định lại phương châm đánh chắc thắng chắc để giành thắng lợi hoàn toàn và tổn thất ít nhất, thì với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày mồng bảy tháng tư năm 1975, tổng tư lệng cho phát đi bức điện gửi các đơn vị đang tiến vào Miền Nam như sau: “ Mệnh lệnh: 1- thần tốc thần tốc hơn nữa – táo bạo táo bạo hơn nữa , tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận giải phóng Miền Nam. 2- Truyền đạt tức khắc đến từng Đảng viên, chiến sĩ”. Nhận được mệnh lệnh của tổng tư lệnh , các đơn vị như tiếp thêm sức mạnh có tính cộng hưởng, các đoàn quân nhanh chóng tiêu diệt các cứ điểm trên đường hành quân, xốc tới Sài Gòn. Mười một giờ 30 phút ngày 30 tháng tư năm 1975 cờ Giải Phóng đã tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Trong đêm 30 tháng tư đó, tổng tư lệnh không ngủ. Ngồi trong ngôi nhà 30- Hoàng Diệu, Người viết: “ Hà Nội đã lên đèn. Đêm đã về khuya, chỉ còn lại một mình tôi trong căn phòng làm việc với niềm vui náo nức mà sao nước mắt tôi cứ trào ra. Giá như còn Bác” . Cả nước vui cùng Sài Gòn, vui với Miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Đại Tướng tổng tư lệnh hơn nửa thế kỷ xông pha trận mạc để đánh thắng 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ, một trăm linh ba tuổi, Người đã nằm xuống nơi Vũng Chùa- Đảo Yến quê mẹ, Người vui vẽ ra đi vì di nguyện của Người đã thực hiện trọn vẹn sau 68 năm trong lời phát biểu của mình với quốc dân đồng bào đã trở thành hiện thực
Là người con đất mẹ, thế hệ được sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc xin kính cẩn nghiêng mình được kính tặng Tướng Giáp những vần thơ ghi tạc công ơn trời bể:
Ngậm ngùi thương tiếc tiển đưa Người
Bóng cả cây cao mãi thắm tươi
Mặt trận Điện Biên lừng thế giới
Chiến trường Nam Việt dậy muôn nơi
Với dân cống hiến toàn tâm trí
Vì Đảng xông pha suốt cuộc đời
Võ tướng ngàn năm ngời sách sử
Sáng như Khuê- Tảo tấm gương soi
Tài liệu tham khảo:
- Những năm tháng không thể nào quê
- Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ- NXB Văn hoá Sài Gòn
- Tạp chí xưa và nay- số 67 tháng 9 năm1999
- Báo Điện Biên Phủ điện tử
Tác giả bài viết: Lương Duy Niệm
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Gửi em cô gái Cao Lao và Lá thư không điền ngày tháng năm (11/06/2014)
- Truyện ngắn: Em đừng đi (11/05/2014)
- Truyện ngắn: Đứa con (21/12/2013)
- Mùa xuân quê hương, mùa xuân kết nối yêu thương (28/12/2018)
- Một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết trông trăng (08/09/2014)
- Đôi dòng cảm xúc khi xuân về (22/01/2014)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Mai em vào phòng thi (03/06/2014)
- Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Một câu chuyện có thật đầy cay đắng: Giọt máu rơi (29/08/2013)
- Tìm hiểu con sông Linh Giang và vùng đất xa xưa nơi đây qua bài thơ của vua Lê Thái Tông (11/07/2013)
- Rào nước mội, nơi có cô gái xoả tóc ở cây trôi (24/06/2013)
- Truyện ngắn Cái quai nón của Trang Thái Hà (14/06/2013)
- Hoạt kịch 2: XÂY ...DỰNG (20/05/2013)
- Viết về Mạ nhân ngày của Mạ (13/05/2013)
- Câu đối Xuân Quý Tỵ (28/01/2013)
- Một lần cún con bị cẩu tặc bắt (12/01/2013)
- Chuyện cổ tích ở xứ Càng Vôn (Phần 3) (30/12/2012)
- Dạ thưa ! Cháu nghèo nhưng không ăn cắp đâu ạ (29/12/2012)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 12
- Khách viếng thăm: 11
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 631
- Tháng hiện tại: 16259
- Tổng lượt truy cập: 7419235
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc